Có nên vội vàng dùng thuốc để điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ? Đây là câu hỏi có lẽ là nhiều lượt tìm kiếm nhất trên Google của các cha mẹ khi con mình có triệu chứng tăng động giảm chú ý.
1. Hiểu đúng về chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
Hiểu đúng về chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ để giúp con điều trị đúng mà không để lại các hậu quả cho cả quá trình phát triển tương lai của con mới là điều khó.
a. Loại tăng động hành vi quá mức
– Chủ yếu là trẻ hoạt động hành vi hiếu động, bốc đồng quá mức không phân biệt được đúng sai thậm chí không phân biệt được nguy hiểm. Hoạt động luôn chân mặc dù trẻ rất hiếu động nhưng vẫn chăm chỉ và tập trung trong những hoạt động khác mà trẻ thích, như xem ti vi, điện thoại hoặc nghịch ô tô…, nhưng khi làm gì phải tương tác, hợp tác mà đòi hỏi kiên trì hoặc có nguyên tắc sẽ không thể làm được.
– Các con trẻ mắc tăng động này thường bị nhầm lẫn với trẻ hiếu động nghịch ngợm, nên các cha mẹ dễ rơi vào sự chủ quan mà chờ con lớn để bớt nghịch mà có ý thức hơn, nên đến khi khoảng 7,8 tuổi trở lên với cái tôi lớn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường như khó để học, chống đối, phản kháng bằng hành vi và cảm xúc tiêu cực cao.
b. Loại giảm chú ý thiếu tập trung
– Ở trường hợp này, trẻ sẽ không quá hiếu động thậm chí đủng đỉnh rất ngoan nhưng biểu hiện về giảm chú ý lại khá rõ nét qua sự lơ đễnh, mơ màng kiểu lang thang dạo chơi trên bãi cỏ vô thức không cần quan tâm để ý đến bất kỳ vấn đề gì xung quanh. Luôn bị tác động từ ngoại cảnh kể cả là tiếng động nhỏ hoặc người đi qua để lơ đễnh chạy theo mà quên nhiệm vụ hiện tại.
– Các con trẻ mắc giảm chú ý này thường bị nhầm lẫn giữa đứa trẻ ngoan và đứa trẻ chỉ thích chơi cá nhân một mình nên lơ đễnh mà không để ý đến xung quanh. Chỉ được phát hiện khi con vào học lớp 1. Con ghi nhớ yếu, học trước quên sau, chép bài chậm, không nói lại được bài học trên lớp, mất đồ, quên đồ, ngồi học mơ màng thả hồn phiêu du…
c. Loại tăng động kết hợp cả sự hiếu động và giảm chú ý, thiếu tập trung
– Đây là dạng phổ biến nhất và thường đã có nguy cơ từ 3 đến 4 tuổi nhưng đến khoảng 7 tuổi mới có thể phát tác ra mạnh mẽ để cha mẹ nhận thấy (có những trẻ khoảng 5 tuổi đã phát tác mạnh nếu không bị nhầm lẫn giữa trẻ thông minh và hiếu động).
– Các con trẻ tăng động giảm chú ý thường có khả năng ghi nhớ hình ảnh rất tốt nên kể cả con không để ý, không quan sát nhưng vẫn ghi nhớ được mọi vấn đề và nói lại được từng chi tiết. Mặt khác, con rất tự tin không biết sợ, không biết ngại khi tham gia vào các hoạt động vui chơi hành vi. Chính vì vậy nên các cha mẹ thường bị nhầm lẫn con mình rất thông minh mà chủ quan. Cho đến khi đi học con phá phách, không thể ngồi in được, ra ngoài tự do, bất hợp tác thì mới phát hiện ra và nó đã là muộn quá nhiều khiến con đã hình thành nhiều nhận thức, tâm lý, hành vi không tốt.
2. Tại sao không nên vội vàng điều trị tăng động giảm chú ý bằng thuốc
– Cách đây khoảng gần 10 năm Phạm Hiền đã cảnh báo việc không thể vội vàng lạm dụng thuốc để điều trị bị tăng động giảm chú ý ở trẻ. Thậm chí khi có cơ hội tiếp cận với khá nhiều các bác sỹ mà bản thân họ cũng có con trong diện tăng động giảm chú ý nhưng không cho con dùng thuốc, nên càng khẳng định sự cảnh báo của chuyên gia là đúng.
– Đặc biệt hiện nay thường là các loại thuốc được kê cho các con trẻ tăng động giảm chú ý là thuốc dùng phổ biến cho các bệnh động kinh, tự kỷ, tổn thương não bộ sau phẫu thuật hoặc thuốc bổ não. Thậm chí nhiều loại thuốc trôi nổi chưa chắc đã được kiểm định. Các thuốc này ít hay nhiều cũng sẽ có tác dụng phụ đặc biệt khi đọc thành phần sẽ thấy có chứa các chất an thần và nó sẽ gây nguy hiểm cho thần kinh, não bộ của con trẻ nếu như uống nhiều. Bởi đến người lớn khi uống các thuốc có chất an thần còn phải cân nhắc huống hồ là con trẻ đang trong giai đoạn cần hoàn thiện để phát triển.
– Hãy nhớ rằng tăng động giảm chú ý không phải là một loại bệnh lý. Nó là hội chứng của tâm lý và hành vi là chủ yếu nên cần nỗ lực để giúp con điều chỉnh từng nhận thức, thái độ, tâm lý, hành vi bằng thực tế các tình huống chứ không phải dùng thuốc để mong ức chế lại cơn nghịch ngợm hòng mong con ngoan và tập trung. Bởi thuốc chữa bệnh bắt buộc phải uống còn có tác dụng phụ được khuyến cáo huống gì các thuốc liên quan đến thần kinh, não bộ.
– Có nên dùng thuốc để điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ hay không? Cha mẹ cần đọc kỹ thành phần thuốc để thấy được liệu có giúp được cho con mình không? Giúp được ở mức độ nào? Giữa uống và không uống thì khác nhau như thế nào? Không uống thì có điều chỉnh cho con được bằng cách dạy con điều chỉnh dần hay không? Chắc chắn nếu là hành vi có thể điều chỉnh được, về nhận thức sẽ dạy con cách hiểu đúng sai, về tập trung có thể rèn con bằng nhiều cách.
– Khi dùng thuốc thì cha mẹ không phải vất vả đồng hành cùng con nên cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Nhưng nó vô tình lại khiến cha mẹ yêu thương con chưa đúng cách. Bởi khi con mắc tăng động giảm chú ý nó hay khiến các cha mẹ cảm thấy phát điên với các hành vi của con, cảm thấy bế tắc khi không thể tỉ mỉ để đồng hành dạy con từng chút một với từng biểu hiện chưa đúng của chúng. Vì vậy, mà nóng vội để rồi hoang mang mà tặc lưỡi dùng thuốc điều trị mặc dù biết nó có thể gây hại hoặc có thể là sự thiếu hiểu biết khi nghĩ rằng, nó là một loại bệnh nên bắt buộc phải dùng thuốc theo kê đơn.
Hậu quả khó lường khi vội vàng và lạm dụng thuốc tăng động giảm chú ý cho trẻ. Cha mẹ hãy tỉnh táo và tỉ mỉ dạy con bằng thực tế từng tình huống, tình hành vi, từng nhận thức thay bằng cho con uống thuốc. Mọi đứa trẻ có chứng tăng động giảm chú ý luôn có thể trở lại đứa trẻ bình thường nhờ vào sự sáng suốt, bản lính, tỉ mỉ đồng hành của cha mẹ.
Trả lời