Trên sách báo, truyền hình có nhiều câu chuyện về những nhà tỷ phú chia sẻ việc bỏ học hay không cần bằng cấp mà thành công, nên khi làn sóng khởi nghiệp đang ngày một dâng cao, nhiều sinh viên cũng ấp ủ mộng làm giàu, chấp nhận bỏ học để đi theo tiếng gọi của đam mê. Thực tế có rất nhiều cách để khởi nghiệp và tạo dựng sự ổn định về tài chính mà không cần đến bằng cấp, nhưng điều quan trọng là bạn cần phải hiểu bản thân mình muốn làm gì, đang có những gì và có chịu chấp nhận thất bại hay không?
Thân mến gửi các bạn sinh viên đang gửi Email cho Phạm Hiền về việc có nên bỏ học làm giàu trước 30 tuổi.
1. Hãy nhớ rằng.
Những người rất giàu sẽ không thấy bao giờ họ dạy bạn cách làm giàu vì với họ “Không phải cứ có cách là giàu“, mà họ thấu hiểu được giá trị của sự không ngơi nghỉ trong đó.
Và họ sẽ luôn dạy bạn kinh nghiệm của trí tuệ cũng như sự kiên trì bền bỉ, cách vượt khó trong sáng suốt để sống và phát triển bản thân của bạn đã => Nhưng những người chưa giàu họ sẽ cháy bỏng dạy bạn làm giàu từ chính sự đang khát khao cháy bỏng mong muốn được trở nên giàu có của họ.
P/s: Sẽ có những người cho bạn những giá trị đó bằng sự chân thành không mất phí nhưng cũng có những người kiếm tiền từ chính bạn để họ có cơ hội trở nên giàu có.
2. Khởi nghiệp không có nghĩa rằng bạn phải làm kinh doanh, phải làm chủ một công ty, một dự án nào đó của bạn.
Khởi nghiệp đôi khi chỉ là một điều rất nhỏ rằng “Bạn đã đỗ đại học và đang đi học đại học. Có nghĩa rằng bạn đang khởi nghiệp cho con đường dẫn đến nghề nghiệp của bạn. Bạn ra trường và may mắn có ngay một công việc để đi làm một vị trí nhân viên nào đó cũng có nghĩa là bạn đang khởi nghiệp cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn”.
P/s: Đừng cứ nghĩ khởi nghiệp nó cao và xa quá để rồi các bạn cứ bay lơ lửng trên không trung với một mớ lộn xộn đến ngút trời, mà đến lúc nhìn xuống thì chẳng biết chân của mình đang ở chỗ nào.
3. Nhìn, nghe những người tài giỏi và thành công phải đi cùng với sự tinh tế phán đoán, nhận diện… từ cái gốc của họ là gì?
“Mình có tài gì giống họ? Mình thiếu gì so với họ? Họ đã trải qua những sự khó khăn gì, thất bại gì? Họ đã bền bỉ kiên trì như thế nào? Họ có ai giúp đỡ phía sau không? Họ có may mắn tại thời điểm nào đó không?”
P/s: Nói như trên thì sẽ làm nhụt chí các bạn vì các bạn sẽ thốt lên ”Sao phải giống họ chứ, mình có sự khác biệt mà”. Nhưng hãy nhớ đích đến của bạn là muốn giống họ ”giàu có và thành công” thì đâu có khác biệt đúng không? Thế nên đừng chỉ nhìn cái gì họ đã và đang có mà phải nhìn ngược lại quá trình của họ để học hỏi, rút kinh nghiệm cho chính bạn.
“Khi khởi nghiệp, bạn cần am hiểu ít nhất hai thứ là lĩnh vực bạn làm và về kinh doanh, quản lý. Thực tế hai mảng kiến thức này bạn có thể hấp thu ở trường đại học, hoặc tự tìm đọc trong sách vở, hay thu nhận từ trường đời. Nếu trường học có thể giúp bạn có được những kiến thức cần thiết cho sự nghiệp tương lai thì việc học ở trường là rất quan trọng. Còn nếu học ở trường chưa đủ thì bạn cần phải chủ động tìm hiểu và học hỏi thêm từ bên ngoài. Bạn học ở đâu không quan trọng, nhưng tôi có thể khẳng định nếu bạn không học, không có kiến thức, thì làm gì cũng khó mà thành công”
Trả lời