Trong nhiều năm tư vấn tiếp cận với các con, các ông bà và bố mẹ của con để được thông não và cảm nhận được rất nhiều các quan điểm của các bậc người lớn trong dạy con. Có rất nhiều điều khiến Phạm Hiền trăn trở và trong đó quan điểm sợ con hèn, sợ con bị coi thường có lẽ là một sự ngạc nhiên rất lớn.
Nuôi con toàn diện
Cha mẹ thân mến!
Chín tháng mang thai là chín tháng với biết bao niềm vui và sự háo hức của các bậc cha mẹ để mong đứa con yêu chào đời. Niềm vui ấy không dừng lại chỉ ở hai người làm cha làm mẹ mà hân hoan ở trong tất cả mọi người như ông bà, họ hàng, bạn bè... Con ra đời là bảo bối mà không có ngọc ngà hay châu báu nào có thể sánh được. Sự yêu thương vô bờ bến, niềm hạnh lúc cháy bỏng khi có con cứ đầy mãi, đầy mãi trong những người thân yêu của con và cả những người xung quanh khác nữa. Điều đó rất thiêng liêng bởi sự thôi thúc mong chờ đến cháy bỏng “Con sẽ có mặt trên thế giới này”!
Khi con ra đời, bạn hay tôi, ai cũng muốn ôm ấp, ai cũng muốn vuốt ve, ai cũng muốn được bao bọc, ai cũng muốn chiều chuộng và đáp ứng tốt nhất theo ý của con mình… và dĩ nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ tưởng tượng hay nghĩ đến rằng nó có thể chính là sự khởi nguồn cho rất nhiều tính cách không tốt cho con khi lớn lên.
Mỗi đứa trẻ sinh ra là tờ giấy trắng tinh khiết, và vẽ gì lên đó chính là do gia đình hay do trường học, hay do xã hội… Rất rõ ràng nhưng vẫn là sự tranh cãi bên nào chịu trách nhiệm hoàn toàn hoặc nhiều hay ít, mãi không thôi.
Hi vọng với những chia sẻ thẳng thắn từ những trải nghiệm thực tế khi tiếp cận trực diện với các tình huống thực của cha mẹ và các con trong nhiều độ tuổi sẽ giúp các cha mẹ có bản lĩnh và sự an yên trong nuôi dạy con cái!
Phạm Hiền - Chuyên gia tâm lý
Đừng trở thành đứa con không biết thấu hiểu
Đừng thấy cha mẹ nghĩ cho con, thương con, làm hộ cho con mà ỉ nại, dựa dẫm lấy đi quá nhiều sức khỏe của cha mẹ mình nhé! Vì đến lúc nào đó không ai có thể làm hộ thì con sẽ phải làm sao? Hoặc Vì đến lúc nào đó cha mẹ yếu đi không thể làm cho con, không thể có cho con ăn, con mặc thì con sẽ phải làm sao?
Ứng xử thế nào khi con cái chống đối và cãi lời bố mẹ?
Ứng xử thế nào khi con cái chống đối và cãi lời bố mẹ có lẽ là câu hỏi được tìm kiếm trên google khá nhiều trong cách nuôi dạy con trẻ. Đặc biệt trẻ em khi bước sang độ tuổi cấp 2 thường có những biểu hiện cãi lời, ngang ngược, chống đối cha mẹ. Vậy nguyên nhân do đâu và bố mẹ ứng xử thế nào khi con cái chống đối và cãi lời?
Ứng xử thế nào khi con nói dối?
Điều thường thấy nhiều bậc cha mẹ thất vọng với những lời nói dối hơn là tìm hiểu điều gì phía sau lời nói dối. Nếu chúng ta gặp phải vấn đề này với con cái thì chúng ta phải nhớ rằng cách suy nghĩ của một người sẽ tiến hóa theo thời gian. Vì vậy hãy ứng xử thế nào cho đúng cách khi con nói dối để con không phát triển chệch hướng về sau.
Giáo dục con trẻ bị lệch từ trong gia đình
Học cái mới của người nhưng phải giữ cái hay của mình và hoà nhập nhưng đừng hòa tan trong sự không hiểu biết tới nơi. Nó sẽ khiến chúng ta vô thức mà chệch hướng!
Đừng đùa với cảm xúc của con
Tôi vừa nhận được tin nhắn “Cô ơi, con đã tốt nghiệp loại khá rồi, chủ nhật này con về nước và chơi khoảng 1 tháng, con mời cô đi uống cafe nhé”.
Thấm thoát đã 8 năm, và cái nhân duyên được gặp cậu bé lại ùa về.
Hôm đó trời mưa tầm tã, mẹ cậu bé đến gặp tôi khi không hẹn trước, đó đúng là nhân duyên vì như mọi ngày vào giờ đó tôi đã rời văn phòng.
Các con ảnh hưởng từ văn hóa sống của cha mẹ như thế nào?
Xin đừng cứ chỉ đổ lỗi cho xã hội hay trường học. Đã đến lúc các bậc cha mẹ Việt cần nhìn rõ vào văn hóa sống của chính mình để các con không quá khổ?
Cha mẹ Việt không biết có đang cảm thấy khổ trong cách dạy con?
Đừng cứ bắt con chín ép hoặc khiến con phải gồng mình trong sự mệt mỏi vì chạy miết mải theo quan điểm và sự kỳ vọng của cha mẹ.
10 thói quen của cha mẹ làm tấm gương xấu cho con
Việc dạy con không hề đơn giản, nếu cha mẹ không có cách giáo dục khoa học và đúng đắn thì sẽ làm hư con mình. Xét trong thực tế cuộc sống hàng ngày của các gia đình, có nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa biết những thói quen của mình có thể góp phần làm con trẻ hư hỏng.
Cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến con?
Cha mẹ cũng là người thầy góp phần dạy con rất nhiều. Gia đình là một xã hội thu nhỏ có tốt có xấu vẫn biết có nhiều sự tệ hại nhưng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới này luôn có những mặt trái khó để sửa. Vì vậy, không đổ lỗi xa xôi mà hãy là tấm gương cho con ngay trong gia đình. Bền bỉ, tỉ mỉ dạy con từ nhận thức đúng, sai, yêu thương, chia sẻ, ý thức, trách nhiệm, giao tiếp, ứng xử và sàng lọc điều xấu khi gặp ở bất kỳ đâu.