Các con trẻ ngày nay lớn lên trong từng độ tuổi sẽ đi cùng với những đổi thay rất nhanh mà nhiều khi các bố mẹ khó theo kịp. Đặc biệt, rất nhiều các con trẻ trong các ngưỡng vàng phát triển lẽ ra sẽ rất tuyệt vời nếu như được đón đầu tốt thì nhiều con đã bị bỏ qua một cách đáng tiếc. Thậm chí sự bỏ qua đó làm mất đi cơ hội phát triển đúng hướng, phát triển tốt nhất để con vô tình trở nên yếu kém đi, chệch hướng đi một cách nghiêm trọng.
Hãy thật tỉ mỉ để ý đến con và lắng nghe tư vấn từ những nơi thực sự nhiều kinh nghiệm và tâm huyết vì con trẻ.
Hãy tư vấn đón đầu để chuẩn bị hành trang trước khi con vào lớp 1
Đây là ngưỡng quan trọng nhất quyết định tới 50% sự phát triển toàn diện cho con trẻ. Tuy nhiên, phần lớn các bố mẹ lại mắc sai lầm để lãng phí con. Sự chủ quan này đã khiến cho các con bị nuôi dưỡng các biểu hiện ADHD, thụ động phát triển, tâm lý rối loạn lo âu hoặc nuôi dưỡng các nhận thức, tính cách, thái độ, hành vi không tốt để trở thành thói quen bất ổn. Chỉ đến khi con đi học thì các bất ổn này mới phình ra và lúc đó con khổ, cha mẹ khổ.
Hãy nhận diện xu hướng phát triển của chính con để đón đầu các định hướng phát triển tốt nhất cho con từ bắt đầu 3 tuổi để đảm bảo rằng con có khả năng tư duy, tự lập, tự tin… cho các độ tuổi tiếp theo, đặc biệt khi vào lớp 1.
Đừng chủ quan với các biểu hiện tưởng như đứa trẻ nào cũng vậy:
- Con luôn đòi hỏi, ăn vạ gào thét cao độ.
- Con chậm chạp và chậm ngôn ngữ
- Con quá hiếu động không có điểm dừng
- Con ngoan quá nên thụ động
- Con không có nhu cầu để ý bất kỳ điều gì
- Con dễ nổi nóng bốc đồng mất kiểm soát cảm xúc, hành vi
- Con quá nhút nhát và dễ căng thẳng, sợ hãi…
Hãy tư vấn đón đầu để chuẩn bị hành trang trước khi con dạy thì và vào cấp 2, cấp 3
Trong giai đoạn các con học tiểu học có rất nhiều cái bẫy khiến cha mẹ chủ quan
- Thấy con chậm chạp, thụ động tư duy, hành vi…nhưng ngoan nên tặc lưỡi thôi cũng được
- Thấy con ngoan và học được nhưng nhút nhát không có bạn chơi nên đọc chuyện vẽ tranh trong giờ ra chơi cũng ổn.
- Thấy con hay bị chê bai, trêu trọc thậm chí bị tẩy chay và chỉ khuyên con không chơi với các bạn đó là được.
- Thấy con không thể tập trung, nghịch ngợm nhưng cho rằng lớn lên sẽ ổn hơn.
- Thấy con không có nhu cầu học và tưởng đứa trẻ nào chẳng lười khi phải học.
- Thấy con giao tiếp kém nhưng cho rằng lớn lên sẽ khá hơn.
Thường thì các bố mẹ Việt rất lạ là nếu thấy các biểu hiện của con mà chưa đến mức khiến bản thân phát điện lên, bản thân bất lực thì sẽ cho rằng đứa trẻ nào chẳng vậy. Thâm chí ái đó lo lắng cho con thì lại cho rằng vớ vẩn.
Đến khi con vào tuổi dậy thì, vào cấp 2, cấp 3 bắt đầu các yếu kém, những sự chệch hướng phát tác và leo thang thì vẫn cho rằng đến tuổi này nó vậy, lớn lên nó sẽ lại khác. Cứ như vậy cho con mình như cây cỏ tự lớn tự thay đổi nhưng nó chẳng thay đổi và khi con vào các ngưỡng bất ổn cao trào để các bố mẹ giật mình lo lắng thì đã muộn.
- Có con trẻ do sợ thầy cô quá hoặc do bị bắt nạt, tẩy chay nhiều quá nên đã nuôi dưỡng rối loạn lo âu từ tiểu học và vào cấp 2, cấp 3 đã bị chuyển biến sang trầm cảm chống đối.
- Có con trẻ do tiểu học chỉ chủ yếu ghi nhớ kiến thức mà không có khả năng tư duy nên vào cấp 2 đã không thể học được nữa vì căng thẳng đau đầu đến phát điên lên mà buông bỏ.
- Có con trẻ bị tăng động giảm chú ý từ tiểu học nhưng do không được điều trị nên đến cấp 2 hành vi vô thức tệ hơn, không thể tập trung để học.
- Có con trẻ bị nuôi dưỡng đòi hỏi vượt ngưỡng mà trở nên lì, bướng, chống đối, hư hỗn khiến bố mẹ bất lực.
- Có con trẻ đã bị nuôi dưỡng áp lực từ chính bố mẹ, chính bản thân con, từ trường lớp, bạn bè…. để khi vào ngưỡng cấp 3 bị tâm thần phân liệt.
Còn rất nhiều c nguyên nhân, các tình huống khiến các con vào ngưỡng của những sự khép lại tương lai lẽ ra được trưởng thành tốt hơn.
Hãy tư vấn đón đầu trước khi quyết định cho con đi du học
Đã có rất nhiều các con đi du học phải oằn mình để thích nghi nhưng cố gồng mình lên để vượt qua mà các bố mẹ không hề hay biết.
Các lá thư kêu cứu, các lá thư tức tưởi… tâm sự gửi vào hòm thư của Phạm Hiền hàng ngày. Các con cam chịu, chấp nhận với những tổn thương tinh thần vì thương bố mẹ, tiếc công sức và tiền của đã đầu tư cộng thêm nỗi xấu hổ khó để quay trở về vì đã có mác đi du học. Có nhiều con may mắn đã vượt qua cửa ải, nhưng có nhiều con đã không thể vượt qua và bị trầm cảm phải về nước, thậm chí có nhiều con tìm đến game, đến chất gây nghiện để chống đỡ.
Các bố mẹ chưa có con trong cảnh này sẽ không bao giờ nghĩ đến điều này, thậm chí nhiều bố mẹ khi con tâm sự áp lực lại nghĩ con mình lười biếng không có chí hướng, còn những bố mẹ có con bị bệnh tâm lý phải về nước thì giấu vấn đề của con đi để tránh miệng lưỡi thế gian.
Và các góc khuất phía sau của những đứa con đi du học với những áp lực, những căn bệnh tâm lý luôn bị huyễn hoặc đi một cách đáng thương.
- Con phải tìm đến game và chất gây nghiện để không thấy sợ hãi.
- Con không thích nghi được bạn bè và thấy bản thân không có cảm xúc.
- Con áp lực lắm nhưng nói bố mẹ con không tin còn mắng con không có ý chí.
- Con thấy học rất khó và thực sự không theo kịp nên chán lắm.
- Con thấy cô đơn và đơn độc nên chỉ muốn về nhà học nhưng xấu hổ
Đừng chủ quan vì tưởng rằng bản thân bố mẹ có thể hiểu hết về con. Có rất nhiều những góc khuất mà chỉ con mới hiểu chính con mà thôi. Phạm Hiền đã tiếp xúc với rất nhiều con khi đã không thể chịu đựng được nữa và gọi về cho bố mẹ với sự thổn thức: “Bố mẹ ơi con không chịu được nữa rồi, tìm cho con một chuyên gia tâm lý” thì dường như sự tổn thương trong con đã thực sự vượt ngưỡng.
Hãy tư vấn đón đầu tâm lý trước khi con vào cấp 3, đại học
Đã có nhiều con thực sự nỗ lực để mong muốn vào ngôi trường mơ ước nhưng sau đó không đạt được và trở nên bất mãn, mất niềm tin. Thậm chí có con trở nên biến đổi gai góc chống đối khi biết rằng bố mẹ chúng chạy cho chúng vào trường tốt đó vì thiếu điểm hoặc chúng phải học ở “trường làng” gần nhà…Mỗi suy nghĩ là mỗi hạt sạn trong nhận thức để hình thành thái độ và tâm lý bất ổn để rồi nếu không kịp thời giúp con thì nó sẽ trở nên hủy hoại con bất kỳ lúc nào.
- Chán nên lao vào chơi với các bạn lười học, ham chơi thậm chí a dua xấu để thể hiện bản thân biết chơi như chưa bao giờ được chơi.
- Không thích trường phải học nên chẳng cần học mà chỉ đến lớp để đối phó, nghịch ngợm.
- Cho rằng mình đã lớn nên thích làm gì thì làm như hút thuốc, chơi tối không về, nghiện game…
- Không cần có mục tiêu hay chí hướng làm gì vì muốn có được đâu…
Muôn màu của những đứa con biện hộ, đổ lỗi với những thất bại của chính mình khi cho rằng bản thân là nạn nhân. Nó tạo ra lô cốt để trở thành đứa con khó có thể quay về như ban đầu.
Đừng chủ quan và đừng cứ để nước đến chân mới nhảy và sau đó nhảy không kịp!
Trả lời