• Trang chủ
  • Thư ngỏ
  • Hoạt động tư vấn
    • Trị liệu tâm lý
    • Tâm lý cá nhân
    • Tâm lý con cái
    • Tâm lý doanh nghiệp
    • Hội thảo – Khóa học
  • Blog
    • Nuôi con toàn diện
    • Tâm lý hội chứng
    • Tâm lý thường ngày
  • Ebook
    • Sách xuất bản
    • Video chia sẻ
  • Dự án cộng đồng
  • Góc kỹ năng
    • Cha mẹ – Con cái
    • Kỹ năng cá nhân
    • Kỹ năng gia đình
    • Bài học cuộc sống
  • Liên hệ
    • Đăng ký tư vấn

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền

Chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, giáo dục con cái

You are here: Home / Blog / Nuôi con toàn diện / Cha mẹ thấu hiểu con cái

Cha mẹ thấu hiểu con cái

07/04/2020 03/06/2020 Admin 0 Comment

Làm cha mẹ có lẽ là công việc khó nhất trên đời này đặc biệt là việc làm sao để cha mẹ thấu hiểu con cái. Đây là việc đòi hỏi sự chuyên tâm, tốn nhiều thời gian, không mang lại doanh thu mà còn rất tốn kém. Một công việc đặc biệt, và nếu không để tâm, đôi khi chúng ta phải đón nhận những hệ quả không mong muốn.

cha mẹ thấu hiểu con cái

Xem thêm: Những điều con gái cần biết khi còn là học sinh

Reng, reng đầu dây bên kia là một giọng đàn ông cất lên “Chào chuyên gia!” rồi nghẹn ngào không nói được thêm gì nữa.

Tôi chợt lại thấy nao lòng “Lại một người cha nữa đang đau lòng vì con”

1 phút, 2 phút, 3 phút…..5 phút…10 phút anh vẫn không thể bình tĩnh để nói và tôi nói với người cha ấy “Anh hãy cúp máy, và khi anh thấy thực sự bình tĩnh hãy gọi lại, tôi sẽ sẵn sàng chờ máy”. Một câu “Cảm ơn!” sâu sắc và tôi đoán người cha ấy đang rất nặng lòng.

Reng, reng sau đó khoảng 30 phút và người cha ấy bắt đầu kể:
“Tôi gần 50 tuổi, vợ chồng tôi đều làm công chức, chúng tôi chỉ có duy nhất một cô con gái năm nay học lớp 8. Từ lớp 1 đến lớp 7 cháu học rất giỏi, đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đạt giải nhiều lần. Tuy nhiên, khi con vào lớp 8 học bắt đầu học sa sút, con bỏ nhà đi rất nhiều lần, nhổ nước bọt vào mẹ tỏ vẻ coi thường, nhắn tin chửi mẹ, mỗi lần giận mẹ không thèm ăm cơm do mẹ nấu, nếu phần cơm nó đổ hết vào thùng rác và tự nấu thứ khác để ăn, nó đóng cửa phòng và không thèm nói chuyện với mẹ với thời gian dài lên đến 1 thậm chí 2 tháng. Cứ bị mẹ mắng nó liền bỏ đi đến nhà bạn bè để ở”. Tôi hỏi lại người cha: “Thế mỗi lần giận cháu, thì thái độ của mẹ cháu thế nào?”. Người cha nói: “Mẹ nó cũng cứng tính và không thèm nói chuyện với con luôn”. Tôi hỏi tiếp rất nhiều câu hỏi, đưa ra các phỏng đoán sau khi anh trả lời và người cha ấy đều nói rằng rất đúng.

Tuy nhiên tôi chưa kết luận mà nhờ người cha ấy hãy bảo người mẹ gọi cho tôi, vì tôi cần thêm một số thông tin từ chị ấy.

Khoảng 10 phút sau, mẹ của cô bé gọi lại cho tôi. Với rất nhiều câu hỏi trải nghiệm dành cho chị và tôi đã có kết luận tại sao cô bé trở nên sa sút và bất cần như vậy.

“Hè lớp 7, cô bé xin với bố mẹ mua cho một chiếc xe đạp điện để con đi học đỡ vất vả (vì nhà cách trường gần 10 km). Bố mẹ cô bé rất đồng tình. Khi vào năm học, cô bé thường đón và chở một bạn trong lớp đi cùng (vì nhà bạn này nằm trên đường đến trường). Tuy nhiên, khi phát hiện mẹ đã cấm cô bé không được chở bạn “Tao mua xe về để mày đi học chứ không phải để mày đàn đúm với bạn bè”, mặc dù cô bé giải thích rất nhiều lần là giúp bạn nhưng vẫn không được chấp nhận. Cứ như vậy, con thì cứ giúp bạn đấy, mẹ thì cứ cấm con và đến lúc cao trào người mẹ đã tịch thu chiếc xe đạp điện lại, bắt con phải đi xe đạp như trước. Sau lần đó bắt đầu tính cách cô bé thay đổi, cãi lại, chống đối, bỏ nhà đi…. Người mẹ thì cũng muốn giữ bản lĩnh cái quyền của mình và chiến tranh thường xuyên nổ ra giữa mẹ và con.”

Tôi tiếp tục nhờ người cha bảo cô bé gọi cho tôi vào buổi tối qua số di động. Sau khoảng 30 phút nói chuyện tỷ tê cô bé mới thực sự mở lòng và vừa tấm tức khóc vừa giãi bày:

“Con ghét mẹ con, tại sao con muốn giúp đỡ bạn bè mà không được, có gì là xấu chứ. Tại sao không tin tưởng con, con đi chơi cùng các bạn cũng đến tận nơi để theo dõi chứ, các bạn trêu con thì con phải cáu lên và đuổi mẹ con về thôi. Mẹ con dùng những từ ngữ nhục mạ con thì làm sao con chịu được…”

Đây là câu chuyện đã xảy ra vào tháng 4/2013 và bây giờ cô bé đã thay đổi hoàn toàn, và trở thành một cô bé xinh xắn, dễ thương, ngoan ngoãn, học giỏi!

cha mẹ thấu hiểu con cái

Xem thêm: Hãy thương con đúng cách để con lớn đúng nghĩa

Thưa các bậc cha mẹ “Không gì bằng việc cha mẹ thấu hiểu được con cái, hãy tin tưởng vào những quyết định của con và chỉ bổ sung thêm định hướng tốt, hãy khuyến khích con các việc làm tốt của con để con có thêm động lực, đừng trừng phạt con bằng tính cố chấp, cậy quyền của cha mẹ”

Chào các con “Các con hãy thấy tình thương yêu của cha mẹ và hãy thông cảm với cha mẹ. Vì thương con, lo cho con quá đôi khi cha mẹ cũng ích kỷ với người khác, vì sợ con mình vất vả mà! Hãy cởi mở tấm lòng hơn với cha mẹ, vì trước mặt con cha mẹ luôn tỏ ra uy quyền, nhưng lại khóc nức nở một mình khi thấy con sai, con chống đối, con cãi lại và sợ tương lai con sau này tăm tối”

Bài viết liên quan

  • cha mẹ thấu hiểu con cái
  • những sai lầm khi dạy con
    20 cách dạy con ngược đời của cha mẹ
  • cha mẹ thấu hiểu con cái
    Cha mẹ đã thực sự quan tâm đến con cái chưa?
  • sai lầm của cha mẹ kho lo lắng cho con
    8 sai lầm của cha mẹ khi lo lắng cho con - Vì con hay vì cha mẹ?
  • Những tình huống giữa cha mẹ và con cái ngày nay

Category: Nuôi con toàn diện Tags: cha me thấu hiểu con trẻ/ Kỹ năng dạy con

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 

    Reader Interactions

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Primary Sidebar

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Các hoạt động của Phạm Hiền

    1. Test năng lực cho con
    2. Tư vấn nuôi dạy con
    3. Tư vấn tâm lý
    4. Tư vấn đào tạo DN
    5. Tham mưu lãnh đạo

    Bản quyền © 2014 - Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền