Cha mẹ ảnh hưởng như thế nào đến con
Được làm cha mẹ là niềm hạnh phúc vô bờ bến, tuy nhiên nhiều cha mẹ lại không biết rằng những thói quen hay tính cách ảnh hưởng đến con trẻ như thế nào hoặc có biết những cũng tặc lưỡi cho qua vì nghĩ rằng “nó” không ảnh hướng đến con nhiều.
Cha mẹ cũng là người thầy góp phần dạy con rất nhiều. Gia đình là một xã hội thu nhỏ có tốt có xấu vẫn biết có nhiều sự tệ hại nhưng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới này luôn có những mặt trái khó để sửa. Vì vậy, không đổ lỗi xa xôi mà hãy là tấm gương cho con ngay trong gia đình. Bền bỉ, tỉ mỉ dạy con từ nhận thức đúng, sai, yêu thương, chia sẻ, ý thức, trách nhiệm, giao tiếp, ứng xử và sàng lọc điều xấu khi gặp ở bất kỳ đâu.
1. Con không có ý thức, con lười biếng, ỷ lại, dựa dẫm… không phải chỉ do trường học và xã hội dạy
- Bởi sự bao bọc, sự chiều chuộng không muốn con phải làm gì vì quá nhỏ, 2 tuổi còn nhỏ, 3 tuổi vẫn nhỏ…., 9 tuổi vẫn vậy, 12,13,14.. tuổi vẫn nhỏ hoặc do con phải học nhiều sợ vất vả nên không nỡ giao cho con…. Chính điều này đã tạo cho con có suy nghĩ không phải làm việc nhà thì tất cả các việc khác cũng như vậy kể cả học tập….
- Bởi sự không làm gương của bố khi chẳng làm gì mà dựa dẫm vào mẹ và con, thậm chí bố mẹ tận dụng tối đa và dựa dẫm vào giúp việc hoặc ông bà. Nên con học theo vì thấy bố mẹ cũng vậy mà
- Bởi sự cẩu thả, bừa bộn hoặc ngủ nướng, ngủ ì…. của chính cha mẹ. Nên con không phân biệt thế nào là sạch hay bẩn, là đúng giờ hay ê a…
2. Con hư hỗn, cãi lại, đánh nhau, lì lợm, chống đối…, không phải chỉ do trường học và xã hội dạy
- Bởi sự không lắng nghe mà chỉ áp đặt con phải theo ý mình, mang quyền ra để lấn lướt con, thậm chí có rất nhiều điều phi lý, sai mà không nhận ra. —> Để con sống trong sự thấy bất công đè nén thường xuyên mà muốn bùng nổ.
- Bởi sự nóng tính, thậm chí cãi nhau, đánh nhau, trì triết nhau của chính các bậc cha mẹ với nhau, cha mẹ với con, cha mẹ với người thân, cha mẹ với các mối quan hệ khác…—> Tạo nên cho con tấm gương soi vào để hành động như một tiềm thức bản năng.
3. Con học kém, học dốt cũng không phải chỉ do trường học, nền giáo dục hay xã hội dạy
- Bởi sự kỳ vọng vào con phải học giỏi, con phải khiến bố mẹ nở mặt nở mày hoặc là phải bằng, hoặc hơn bạn bè, thậm chí hơn con của bạn của bố mẹ, thậm chí là hơn bố mẹ trước kia hay bây giờ…. à Nên thúc ép con phải học thêm 1 môn thì vài nơi mỗi nơi một phương pháp, nhiều môn thì nhiều nơi… nên não bộ con không còn chỗ thở mà tái tạo năng lượng, để từ đó nó mệt mỏi, nó trây ì đi, thành trống rỗng.
- Bởi sự kèm con như kèm kem không cho con được nghĩ, không cho con được viết xấu được làm sai, cái gì cũng bắt con phải giải, phải viết theo ý mình… à Nên cái đầu của con không có nhu cầu nghĩ, không biết nghĩ, không ghi nhớ được vì nó không phải là sản phẩm từ mình muốn, từ mình nghĩ ra.
- Bởi sự dồn dập nhồi nhét thập cẩm đủ thứ học văn hóa, học thể thao, học nhạc, học cờ vua, học và chơi, học vẽ, học nhảy, …, vào đầu con mà không biết từng giai đoạn con cần cái gì. à Nên cái đầu con nó lộn xộn, nó bay lung tung với quá nhiều kiến thức chẳng biết nên xếp mỗi thứ vào ngăn nào, thế là học càng nhiều thì càng chẳng biết gì cả.
4. Con không biết suy nghĩ, không biết kỹ năng sống càng không chỉ do trường học, xã hội
- Nếu học văn hóa cô giáo dạy và thực hành với con tới 90% thì dạy Kỹ năng trong cuộc sống cho con cha mẹ phải là người chịu trách nhiệm dạy con tới 90%…Không thể nào cứ chờ nhà trường dạy hoặc nói rằng con lây nhiễm từ xã hội thế này hay thế kia còn ở nhà bố mẹ chỉ biết quát tháo, chỉ biết ca thán, chỉ biết lướt face, chơi game…., chỉ biết bao bọc, chiều chuộng, chỉ biết tự do thể hiện các kỹ năng sống không tốt để con học hỏi.
- Thầy cô, hay xã hội… không thể đi chơi cùng con, không thể ăn, ngủ cùng con ở nhà, không thể về nhà để dạy con thay cha mẹ…, vì vậy, môi trường gia đình là nơi cần để con thực hành tất cả những gì trong cuộc sống cần có, đi ra ngoài với cha mẹ cũng là cơ hội để cha mẹ rèn luyện cho con các kỹ năng này. Thế nên đừng chỉ biết ở nhà hay ra ngoài chỉ biết lo cho con ăn, chơi sau đó là điện thoại, ipad, …, mà hãy tỉ mỉ cùng con quan sát, học hỏi, sàng lọc.
Trả lời