Đừng bản năng đáp ứng các công cụ công nghệ để hại con khi chưa chuẩn bị kỹ năng hay các nguyên tắc cam kết cho con.
Nuôi con toàn diện
Cha mẹ thân mến!
Chín tháng mang thai là chín tháng với biết bao niềm vui và sự háo hức của các bậc cha mẹ để mong đứa con yêu chào đời. Niềm vui ấy không dừng lại chỉ ở hai người làm cha làm mẹ mà hân hoan ở trong tất cả mọi người như ông bà, họ hàng, bạn bè... Con ra đời là bảo bối mà không có ngọc ngà hay châu báu nào có thể sánh được. Sự yêu thương vô bờ bến, niềm hạnh lúc cháy bỏng khi có con cứ đầy mãi, đầy mãi trong những người thân yêu của con và cả những người xung quanh khác nữa. Điều đó rất thiêng liêng bởi sự thôi thúc mong chờ đến cháy bỏng “Con sẽ có mặt trên thế giới này”!
Khi con ra đời, bạn hay tôi, ai cũng muốn ôm ấp, ai cũng muốn vuốt ve, ai cũng muốn được bao bọc, ai cũng muốn chiều chuộng và đáp ứng tốt nhất theo ý của con mình… và dĩ nhiên, chúng ta sẽ không bao giờ tưởng tượng hay nghĩ đến rằng nó có thể chính là sự khởi nguồn cho rất nhiều tính cách không tốt cho con khi lớn lên.
Mỗi đứa trẻ sinh ra là tờ giấy trắng tinh khiết, và vẽ gì lên đó chính là do gia đình hay do trường học, hay do xã hội… Rất rõ ràng nhưng vẫn là sự tranh cãi bên nào chịu trách nhiệm hoàn toàn hoặc nhiều hay ít, mãi không thôi.
Hi vọng với những chia sẻ thẳng thắn từ những trải nghiệm thực tế khi tiếp cận trực diện với các tình huống thực của cha mẹ và các con trong nhiều độ tuổi sẽ giúp các cha mẹ có bản lĩnh và sự an yên trong nuôi dạy con cái!
Phạm Hiền - Chuyên gia tâm lý
Dạy kỹ năng sống cho con như thế nào?
Gần đây, cụm từ “giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” được các bậc phụ huynh tìm kiếm rất nhiều. Nhiều phụ huynh đã gọi điện, gửi mail cho Phạm Hiền nhờ tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giáo dục con, nội dung thường xoay quanh những vấn đề: “Khi nào cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ?”, “Có nên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ sớm không?”, “Vì sao phải dạy kỹ năng sống ngay từ nhỏ?”, “Dạy kỹ năng sống cho con như thế nào?”
Quan điểm và nỗi sợ con bị coi thường?
Trong nhiều năm tư vấn tiếp cận với các con, các ông bà và bố mẹ của con để được thông não và cảm nhận được rất nhiều các quan điểm của các bậc người lớn trong dạy con. Có rất nhiều điều khiến Phạm Hiền trăn trở và trong đó quan điểm sợ con hèn, sợ con bị coi thường có lẽ là một sự ngạc nhiên rất lớn.
Đừng trở thành đứa con không biết thấu hiểu
Đừng thấy cha mẹ nghĩ cho con, thương con, làm hộ cho con mà ỉ nại, dựa dẫm lấy đi quá nhiều sức khỏe của cha mẹ mình nhé! Vì đến lúc nào đó không ai có thể làm hộ thì con sẽ phải làm sao? Hoặc Vì đến lúc nào đó cha mẹ yếu đi không thể làm cho con, không thể có cho con ăn, con mặc thì con sẽ phải làm sao?
Ứng xử thế nào khi con nói dối?
Điều thường thấy nhiều bậc cha mẹ thất vọng với những lời nói dối hơn là tìm hiểu điều gì phía sau lời nói dối. Nếu chúng ta gặp phải vấn đề này với con cái thì chúng ta phải nhớ rằng cách suy nghĩ của một người sẽ tiến hóa theo thời gian. Vì vậy hãy ứng xử thế nào cho đúng cách khi con nói dối để con không phát triển chệch hướng về sau.