• Trang chủ
  • Thư ngỏ
  • Hoạt động tư vấn
    • Trị liệu tâm lý
    • Tâm lý cá nhân
    • Tâm lý con cái
    • Tâm lý doanh nghiệp
    • Hội thảo – Khóa học
  • Blog
    • Nuôi con toàn diện
    • Tâm lý hội chứng
    • Tâm lý thường ngày
  • Ebook
    • Sách xuất bản
    • Video chia sẻ
  • Dự án cộng đồng
  • Góc kỹ năng
    • Cha mẹ – Con cái
    • Kỹ năng cá nhân
    • Kỹ năng gia đình
    • Bài học cuộc sống
  • Liên hệ
    • Đăng ký tư vấn

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền

Chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, giáo dục con cái

You are here: Home / Blog / Nuôi con toàn diện / Cái tôi của bố mẹ khiến thầy cô và con cùng khổ

Cái tôi của bố mẹ khiến thầy cô và con cùng khổ

11/03/2020 11/03/2020 Admin 0 Comment

Đọc các bài báo, câu chuyện về các thầy cô thời nay bị cha mẹ “XỬ” mà thấy thật xót xa, thật đau, thật bất lực, vì cái tôi của bố mẹ khiến thầy cô và con cùng khổ.

Đọc các bài báo, câu chuyện về các thầy cô thời nay bị cha mẹ “XỬ” mà thấy thật xót xa, thật đau, thật bất lực, vì cái tôi của bố mẹ khiến thầy cô và con cùng khổ

Giá mà các cha mẹ bình tĩnh hơn để ngẫm sâu hơn, ngẫm xa hơn, ngược dòng về thời học sinh của mình thì có thể sẽ bớt đi sự nhanh chóng giải quyết vấn đề đến mức độ khiến nhiều người cảm thấy bàng hoàng như:

  • Ngày xưa mình đi hoc mà không nghịch, không hư, không thiếu bài thì sao có thể bị phạt.
  • Ngày xưa mình bị mắc lỗi 1 lần, 2 lần mà thay đổi thì đâu có thể bị đi dọn nhà vệ sinh, bị quỳ gối ngoài trời nắng hay mưa hoặc bị vụt vào tay, vào mông.
  • Ngày xưa nếu mình không cần học giỏi mà ngoan thì thầy cô cũng đã thương yêu nhiều lắm.
  • Ngày xưa nếu bị phạt đánh vào tay, đá vào mông, úp mặt vào tường, dọn nhà vệ sinh thì biết thân biết phận lắm thậm chí không dám mách vì bố mẹ mà biết thì có khi bảo cô giáo bắt phải dọn nhiều, bị phạt nhiều hơn để mà nhớ đời
  • Ngày xưa trò hư bị phạt quỳ xin lỗi thầy cô là để thể hiện sự hối lỗi thành kính của một đứa trẻ con với người thầy, người cô và cũng là người đáng tuổi cha mẹ, thậm chí ông bà mình.

Dẫu biết rằng ngày nay dạy trò không thể phạt đánh đòn, phạt miệt thị, phạt lấy đi danh dự của con nhưng không phải thầy cô nào cũng như vậy, và không thể vì một lỗi của thầy cô nào đó mà khiến cho hình ảnh của tất cả các giáo viên trên đất nước Việt Nam này bị chung một số phận bạc bẽo của sự không được tôn trọng. Đó cũng là sự lý giải cho tại sao:

  • Ngày càng có nhiều những đứa con hư sẵn sàng ở trường cãi thầy về nhà quát mắng, cãi lời cả cha mẹ, ông bà.
  • Ngày càng có nhiều những đứa con không sợ chết khi ở trường thì đánh nhau về nhà sẵn sàng dọa chết để đòi hỏi bố mẹ đáp ứng yêu cầu.
  • Ngày càng có nhiều những đứa con không thích học, lười học nhưng đổ lỗi cho thầy cô dạy chẳng ra gì về nhà bố mẹ dạy, thuê thầy cô giỏi nhất nhưng cũng chẳng thể vào đầu.
  • Ngày càng có những đứa con nhà thì không có tiền nhưng buông học ở trên lớp vì cho rằng giáo dục kém với giấc mơ cháy bỏng trong đầu là đi học ở tây nhưng vào cày đi tây thì không làm vì quá lười biếng.
  • Ngày càng có những đứa con bộc phát bốc đồng trong giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi về nhà càng thêm ngang ngược phản kháng nhận thức tích cực mà lao theo tiêu cực không phanh.

cái tôi của bố mẹ

Dẫu biết rằng thầy cô phạt con quá đáng là không nên nhưng đến cha mẹ còn không thể làm nổi nếu con mình cứ tái diễn hết lần này đến lần khác, thậm chí 1 con với chỉ một lần con mắc lỗi cũng chắc gì đã bỏ qua. Chẳng lẽ vì cái tôi của bố mẹ khiến thầy cô và con cùng khổ, chẳng lẽ vì con mình nên mình có quyền đánh chửi kiểu gì cũng không sao?

Khi con mắc lỗi cha mẹ cũng chửi, trì triết với những câu còn nặng nề hơn kiểu như “Mày ngu như bò”, “đầu mày không có não hả con”, “mày không phải là con người”… thì sao không thấy xót xa con.

Khi con gây ra bất kỳ vấn đề gì chưa kịp nghe, chưa kịp hiểu đã sẵn sàn bạt tai, đấm đá, thậm chí túi bụi không ngơi tay thì sao không thấy con đau lắm đấy.

Nếu nói đời sống tinh thần của con bị tổn thương có thể chưa chắc đã phải phần lớn từ thầy cô mà phần nhiều là từ cha mẹ mà đôi khi cha mẹ cũng chẳng thể nhận ra.

Vậy thì, thầy cô có thể cũng không đúng nhưng xảy ra vấn đề có thể nguồn cơn lại từ chính con! Tất cả cần nhận ra sai lầm và trong sự tế nhị nhất để sửa đổi!.

Cần lên án sự không tốt nếu để các con tổn thương, nhưng hãy có biện pháp tốt hơn để các con không bị ảnhnh hưởng.

Nên chỉ điều chỉnh quyết liệt chứ vì cái tôi của bố mẹ khiến thầy cô và con cùng khổ, đừng mang chữ “XỬ” thầy cô để con trẻ trong xã hội này không còn điểm tựa nào để tin vào mà nên người, không còn biết ai để tôn trọng, kính trọng khi mà chữ thầy đã bị đẩy đưa, bị đá lăn lông lốc như những viên đá đá gai góc với những vết đen không thể xóa.Vì vẫn còn nhiều thầy cô đang còn nhiều tâm huyết, nhiều yêu thương lắm.

Mặt khác, kể cả thầy cô có sai nhưng nếu xử lý tích cực có nghĩa rằng cha mẹ đang dạy con mình sự bình tĩnh thấu hiểu, sự đồng cảm yêu thương, sự kính trọng thứ tha cao thượng thay bằng học được sự khô khốc ngược luân lí của cuộc đời!

Đừng bao bọc con mù quáng mà đáp ứng, để con ra điều kiện và thoả thuận với mình.Vì lớn lên con sẽ khổ khi gồng mình gai góc đòi hỏi còn cha mẹ thì cùng cực khổ sở bởi sự dày vò phải có mọi thứ con đòi. Thậm chí làm khổ thầy cô và nhiều người khác!

Category: Nuôi con toàn diện

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN 

    Reader Interactions

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Primary Sidebar

    LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

    Các hoạt động của Phạm Hiền

    1. Test năng lực cho con
    2. Tư vấn nuôi dạy con
    3. Tư vấn tâm lý
    4. Tư vấn đào tạo DN
    5. Tham mưu lãnh đạo

    Bản quyền © 2014 - Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền