Trẻ tăng động giảm chú ý có rất nhiều dấu hiệu của các trẻ hiếu động nghịch ngợm hoặc trẻ chỉ là hơi mất tập trung nên khiến các cha mẹ dễ chủ quan. Thường các con đã có sự bị nuôi dưỡng chứng tăng động giảm chú ý từ giai đoạn 3 đến 5 tuổi và từ 6-7 tuổi trở lên sẽ phát tác ra ngoài thì cha mẹ mới thấy bất cập, thấy hoang mang lo lắng thì đã khiến con có một thời gian quá dài để ủ các thói quen bất ổn trong cả tâm lý, hành vi, nhận thức.
Vì vậy, với mỗi đứa con sinh ra trong xã hội hiện đại sẽ luôn cần các cha mẹ phải cẩn trọng để ý đến con từng chút một, từ đó kịp thời phát hiện các yếu điểm đúng đắn ngay từ khi có mạnh nha nguy cơ.
Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý và các nguy cơ chủ yếu từ môi trường sống tạo nên. Vì vậy để có cách điều trị tăng động giảm chú ý hiệu quả nhất, các cha mẹ cần hiểu ngọn nguồn để giúp con bằng chính sự tỉ mỉ đồng hành, chứ không phải dùng thuốc điều trị tăng động giảm chú ý cho con một cách vô thức.
Dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ
– Trẻ luôn hiếu động thái quá
Trẻ hoạt động không ngừng nghỉ và ngủ rất ít thậm chí lăn lộn khó ngủ. Trẻ luôn ngọ nguậy tay chân không thể ngồi yên và hay chạy nhảy hoặc leo trèo quá mức. Nói tự do quá nhiều, thích quấy rầy hoặc phá đám trong các trò chơi, cuộc trò chuyện của bạn bè và thường trả lời vô thức xong trước khi người khác đang hỏi mà không hiểu mình nghe thấy gì, nói gì…
Trường hợp này cần điều chỉnh hành vi cho con bằng cách hạn chế, thậm chí cắt bỏ, không cho xem các hoạt hình với các hoạt động mạnh như đua xe, đánh nhau hoặc đọc các chuyện tranh, chỉ chú trọng các chương trình nghe hiểu và đọc các chuyện chữ.
Cho con tham gia vào các hoạt động trách nhiệm công việc nhà như lau dọn nhà, lau bàn ghế, lau cửa…, các công việc làm bằng tay và cần sự càng tỉ mỉ càng tốt để con tiết chế các hành vi vào nguyên tắc cụ thể. Hạn chế các hoạt động quá tự do của con trẻ.
Mặt khác, luyện tập cùng con các môn thể thao yoga, đi bộ, chạy bộ và các môn đòi hỏi kết hợp tương tác. Đồng thời tạo ra các cuộc thi ngồi lâu không nhúc nhích, nhìn nhau lâu không chớp mắt, phát hiện nhanh các đồ đạc bị để sai vị trí quy định trong nhà.
– Trẻ luôn bốc đồng khó kiềm chế cảm xúc và hành động tiêu cực
Trong thực tế nhiều đứa trẻ bình thường cũng có sự kiểm soát cảm xúc kém. Tuy nhiên, trẻ tăng động giảm chú ý sẽ dễ nổi nóng bộc phát hơn nếu không được như ý muốn hoặc chỉ là một biểu hiện nhỏ chệch ra khỏi quỹ đạo ý hiểu của chúng. Trẻ có thể có những hành động vượt ra khỏi tầm kiểm soát, chẳng hạn như kéo tóc, la hét, đánh bạn hoặc cáu giận, tấn công bất ngờ ngay cả khi cha mẹ ôm ấp chúng hoặc chẳng may ai đó vô tình chạm vào con mà con tưởng họ đánh mình.
Để khắc phục vấn đề này cần chú ý đến những người lớn trong gia đình có đang luôn sẵn sàng nổi nóng với nhau hoặc nổi nóng, quát tháo, đánh đòn con trẻ. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng vì con sẽ học theo cách hành xử đó rất nhanh thông qua bộ chụp hình ảnh vốn dĩ là thế mạnh của các con. Nó tạo ra sự vô thức để con dễ dàng mất kiểm soát cảm xúc theo.
Có đang cho con xem quá nhiều các chương trình ti vi, game với các hành động mạnh đến mức để não bộ con luôn căng ra và nó sẽ gây ức chế để con mất đi sự kiểm soát nhận thức từ đó mất kiểm soát tâm lý, cảm xúc.
Cần luyện tập hàng ngày với con cách kiểm soát từng cơn nóng giận, tức giận bộc phát để con có tiềm thức thay đổi cho các tình huống khác có thể xảy ra thay bằng quát mắng con hoặc chỉ nói cho xong mà con không được học hỏi từng nhận thức đến các kỹ năng vận hành.
– Trẻ thiếu tập trung, giảm chú ý
Trẻ giảm chú ý sẽ rất dễ lơ đễnh tự do và bị phân tâm và không chú ý khi đang chơi hoặc khi ngồi trong lớp học. Thường không chú ý đến các chi tiết, rất hay mắc lỗi do bất cẩn, dễ bị thất lạc đồ chơi, dụng cụ học tập. Không lắng nghe khi đang nói chuyện với người khác, không tuân theo những gì mà cha mẹ hay thầy cô hướng dẫn, do vậy mà việc học hành luôn bị chểnh mảng, chậm hơn so với các bạn.
Yếu tố thụ động từ việc xem ti vi, điện thoại hoặc không có bạn chơi, không có ai tương tác. Con chỉ có thói quen chơi một mình tự do cá nhân theo kiểu đủng đỉnh, lan man. Nó khiến con mất đi chiều tương tác nên tạo thành sự không quan tâm hay để ý bất kỳ vấn đề gì ngoài vấn đề chơi của bản thân.
Không có bất kỳ loại thuốc nào chữa được tập trung cho con, trừ khi có chất an thần khiến não bộ con tạm thời không hoạt động tự do, mà chú ý hơn vào thứ người lớn cần như một con rô bốt. Hãy luyện tập cho con yoga mắt, thông qua các trò chơi cần sự nhìn lâu và tỉ mỉ (như toán logic, tìm các điểm tương đồng, điểm khác biệt, thi ngồi lâu, thi nhìn lâu…). Đặc biệt cho con tham gia vào các hoạt động công việc cùng với cha mẹ, để con có khả năng từ lúc học đến khi có thể hoàn thành tự lập được các việc, thì đó là cách để con giám tiếp học cách tập trung vào công việc cụ thể đê cho các việc học tập, các việc khác (lau nhà bằng tay, nấu ăn…,) hoặc các hoạt động sáng tạo hoặc trò chơi tỉ mỉ (làm bánh, làm handmade, chơi cờ, chơi đàn…)
– Trẻ giảm khả năng tư duy và ghi nhớ trong thời gian ngắn
Do trẻ nghịch ngợm nên không có nhu cầu ghi nhớ, hoặc do lơ đễnh mà không để bất cứ thứ gì vào đầu để tư duy nên đôi khi trẻ không thể nhớ nổi một hình ảnh, một nhóm từ ngữ hay một lời giải cho bài tập về nhà hoặc không thể hoàn thành quy trình đòi hỏi phải ghi nhớ theo trình tự. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể tập trung chú ý vào những hoạt động không cần phải dùng đến bộ nhớ như xem truyền hình, trò chơi trên máy tính hoặc chơi thể thao.
Trường hợp này cần xem xét đến các yếu tố công nghệ khiến con bị thụ động chỉ có chiều nghe mà không có xử lý thông tin và chiều ra, nên khiến con không vận động não bộ để tư duy nhiều, từ đó làm giảm đi nhu cầu lưu trữ thậm chí do lộn xộn não bộ nên không có sự xắp xếp, để rồi ai hỏi sẽ khó để trả lời vào trọng tâm, thậm chí không thể trả lời được trong trạng thái đứng hình.
Các con trẻ trong trạng thái này thường bị hiểu nhầm là do con không để ý hoặc do con cố tình không nhớ…, nên không phát hiện được khả năng vận động tư duy kém dẫn đến. Khi con vào học lớp 1 mới phát hiện ra thì khả năng tư duy và ghi nhớ đã mất đi rất nhiều.
– Trẻ không có khả năng quản lý thời gian
Trong thực tế hầu hết các con trẻ luôn không thể có khả năng quản lý thời gian, thậm chí là nhiều người lớn trưởng thành cũng vậy. Tuy nhiên, trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý sẽ khó khăn hơn trong quản lý thời gian. Dạy trẻ quản lý thời gian sẽ vất vả hơn và trẻ khó để có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn theo thời gian trong vài lần hướng dẫn, mà nó là một quá trình dài của sự gần như phải chiến đấu với chính sự kiên nhẫn của cha mẹ.
Trường hợp này bắt buộc với trẻ tăng động giảm chú ý phải lập ra thời gian biểu chi tiết tỉ mỉ đến từng chút một. Phải chẻ nhỏ các mục tiêu, các hoạt động lớn thành các mục tiêu nhỏ ở cấp thấp nhất để trẻ hoàn thành nó trong từng cấp nhỏ dần rồi mới đến lớn dần. Trẻ không có tư duy tổng quát nên không thể dạy theo kiểu giáo điều con phải làm thế này hay thế kia, mà phải đồng hành cùng con chinh phục từng phần để sau đó phải một thời gian con mới có thể tự mình biết xắp xếp, tự mình hoàn thành.
– Trẻ có khả năng thích nghi kém
Biểu hiện này của trẻ sẽ dễ bị nhầm lẫn sang đứa trẻ nhút nhát hoặc đứa trẻ khó tính, kỹ tính. Nhưng thực tế thì trẻ sẽ rất khó khăn để thích ứng với mọi thay đổi dù chỉ là một thói quen nhỏ như thức dậy vào buổi sáng, ăn món mới hoặc ngay cả việc mang giày, đi ngủ đúng giờ. Bất kỳ một sự thay đổi nào đó cũng có thể gây một phản ứng tiêu cực dù tâm trong của trẻ đang rất tốt. Đặc biệt trẻ có thể lên cơn giận dữ, nổi nóng mất kiểm soát khi sự thay đổi đó đến bất ngờ và không theo ý muốn.
– Trẻ thường rất khó ngủ
Trẻ khó ngủ bởi chúng rất nhạy cảm với âm thanh, tiếng động xung quanh, chính điều này đã khiến chúng thường xuyên bị mất ngủ, gây ảnh hưởng rất nhiều đến những sinh hoạt ban ngày. Theo nghiên cứu thì có tới 63% trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý sẽ luôn lăn lộn khó ngủ.
Để khắc phục vấn đề này cần có không gian phòng yên tĩnh, ánh sáng vừa phải. Trước khi đi ngủ không nên cho con trẻ xem ti vi, công nghệ hoặc các hoạt động hành vi nào đó quá nhiều vì nó khiến con có hình ảnh hành vi trong giấc ngủ nên sẽ dễ tỉnh giấc.
Hãy đọc sách cho con nghe, nói chuyện theo kiểu tâm sự thay bằng quá hào hứng vì nó sẽ khiến sự hưng phấn của trẻ cao gây khó ngủ. Hoặc có thể cho con tập thiền trước khi đi ngủ.
Nguyên nhân và cách điều trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
Nguyên nhân gây ra chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, cha mẹ không thể cứ đi tìm kiếm đâu xa mà hãy quan tâm đến sự điều chỉnh từ:
- Môi trường sống
- Cách nuôi dạy con
- Chế độ dinh dưỡng cho con.
Đó cũng chính là cách điều trị tăng động giảm chú ý không dùng thuốc mà cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra để thực hiện nó tốt nhất.
Hậu quả phát triển sau này của trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý
Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì hậu quả của trẻ tăng động giảm chú ý là rất khó lường. Khi con đến tuổi lớn hơn trong học cấp 2 hoặc cấp 3 hoặc thậm chí đến tuổi trưởng thành mới phát tác các hệ lụy.
- Mắc chứng rối loạn lo âu hoặc trầm cảm hoặc chứng hoang tưởng.
- Dễ tức giận cao độ đến mức mất kiểm soát rất cao.
- Dễ sa ngã vào sử dụng các chất gây nghiện.
- Dễ hung hãn phản kháng và bất hợp tác với cha mẹ, mọi người xung quanh.
Ranh giới giữa con trẻ phát triển bình thường nhưng hiếu động nghịch ngợm, kiểm soát cảm xúc kém với con trẻ bị tăng động giảm chú ý rất mong manh. Nó đòi hỏi các cha mẹ thực sự cần tỉnh táo để nhận ra bằng lý trí và trái tim của chính mình mà không bị sóng xô của những sự nhiễu loạn xung quanh để rồi vô thức hại con mà không nhận ra.
Trả lời