Menu Đóng

TƯ VẤN VÀ TRỊ LIỆU – CAN THIỆP GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT CHO CON TRẺ ĐẶC BIỆT (VIP)

(LIỆU PHÁP THỰC CHIẾN 6 GỐC KHÔNG DÙNG THUỐC)

Đã có nhiều con trẻ bị chẩn đoán vấn đề nhẹ nhưng đi can thiệp sai thành nặng hơn. Thậm chí biến chứng sang nhiều vấn đề khác.

Đã có nhiều con trẻ bị chẩn đoán quá vấn đề hoặc chẩn đoán sai nên đi can thiệp sai từ đó không vấn đề thành vấn đề thật và nặng hơn. Thậm chí phát tác thêm các vấn đề khác nặng nền hơn

Đã có rất nhiều con trẻ bị chẩn đoán không tới nơi khi không cho cha mẹ biết ngóc ngách vấn đề đó từ đâu để rồi Có bệnh thì vái tứ phương và vái sau lung tung nên con chẳng thể chữa khỏi. Thậm chí không chặn được các vấn đề khác mà lẽ ra biết sớm sẽ không bị cấp số nhân các vấn đề.

Đã có nhiều con trẻ chỉ là chậm phát triển nhưng bị chẩn đoán là Rối loạn phổ tự kỷ hoặc khuynh hướng tự kỷ từ đó cha mẹ lo lắng cho con đi khắp mọi nơi để can thiệp tự kỷ nên không tự kỷ thành tự kỷ.

Đã có nhiều đứa trẻ bị có nguy cơ Rối loạn phổ tự kỷ thì lại không được cho biết sớm mà chỉ đến khi con phát tác mạnh mới biết để chạy chữa thì đã quá muộn.

Đã có nhiều đứa trẻ đi can thiệp sai từ dưới 2 tuổi mà cha mẹ chúng chỉ ước giá như không đi sai cách.

Đã có nhiều đứa trẻ bị chẩn đoán Chậm nói, Rối loạn ngôn ngữ và cha me cho đi can thiệp từ sớm nhưng sai nên không ngăn chặn được sự chậm phát triển trí tuệ và các khả năng phát triển toàn diện. Thậm chí biến chứng sang RLPTK, Tăng động giảm chú ý (ADHD), Rối loạn hành vi, Rối loạn cảm xúc, Rối loạn chống đối và gây rối…

Đã có rất nhiều đứa trẻ lẽ ra nếu cha mẹ hiểu thì con đã có cơ hội phục hồi tốt và đặc biệt không sang các biến chứng hoặc phát tác vấn đề khác nặng nề hơn chồng chất.

Hãy nhớ Những con trẻ này cơ hội phục hồi vàng tính theo từng ngày, từng tuần, từng tháng chứ không phải theo từng độ tuổi nên không thể cứ chờ con lớn để con thay đổi hoặc chấp nhận con như vậy. Bởi vỉ: KHÔNG CÓ ĐỨA TRẺ KHIẾM KHUYẾT – CHỈ CÓ ĐỨA TRẺ KHÔNG ĐƯỢC ĐẶT ĐÚNG CƠ HỘI VÀ VỊ TRÍ ĐỂ PHÁT TRIỂN.

Nên cần hiểu đúng về Trị liệu và can thiệp cho con trẻ trong diện giáo dục đặc biệt cần phải đi từ Chẩn đoán đùng -> Hiểu Gốc vấn đề chẩn đoán -> Truy vết được các ngóc ngách nguyên nhân tạo ra vấn đề -> Từ đó mới có thể giúp con chặt đi hoàn toàn các tác nhân khiến con bị trong hiện tại và có nguy cơ biến chứng, phát tác trong các độ tuổi tiếp theo.

P1. TRỊ LIỆU TRẺ ĐẶC BIỆT ĐÚNG

Cốt lõi và quan trọng nhất trong trị liệu, can thiệp trẻ đặc biệt là phải tìm ra để chẩn đoán tất cả các vấn đề bất ổn của con và phải tìm ra tất cả các khuynh hướng bất ổn khác để đón đầu giúp con ngăn chặn nó, ngắt bỏ nó -> Nó không thể là sự chẩn đoán sơ sài hoặc chỉ chấn đoán mà không cho cha mẹ chúng biết sâu, hiểu sâu để có sự hiểu đúng mà giúp con đúng.

Không bao giờ được phép hiểu rằng con có vấn đề này là chỉ can thiệp vấn đề đó mà phải hiểu bất kỳ vấn đề gì cũng phải có ngóc ngách các rào cản -> Phải làm sao để ngắt bỏ tất cả các rễ ung nhọt của vấn đề hiện tại và sự biến chứng của tương lai các độ tuổi tiếp theo -> Nên nó không thể là sự Trị liệu, can thiệp đặc biệt theo đơn lẻ -> Nó phải là sự kết hợp Trị liệu trẻ đặc biệt toàn diện rất nhiều các yếu tố từ Tư duy nhận thức – Tính cách – Tâm lý – Cảm xúc – Hành vi.

Nó càng không phải chỉ Bác sỹ tâm lý cho uống thuốc để tạm thời lắng xuống những mất kiểm soát hay giúp con nhanh biết nói hay giúp con có tư duy nhận thức mà nó phải là sự Trị liệu toàn diện các vấn đề liên quan đến vấn đề hiện tại của con.

Nó phải là sự kết hợp rất sâu, rất rộng cả Liệu pháp Trung tâm can thiệp đặc biệt và Liệu pháp Chuyên gia trị liệu tâm lý toàn diện để giúp con có khả năng tự chữa lành cho mình bằng Tư duy nhận thức từ đó con có khả năng vận hành để tự phá t triển Tính cách, Cảm xúc, Tâm lý, Hành vi, Kỹ năng, Khả năng theo đúng quỹ đạo quy luật tự phát triển của con trẻ.

Với các vấn đề cần Can thiệp và Trị liệu trẻ đặc biệt như:

1. Can thiệp/ Trị liệu trẻ chậm nói, trẻ bị rối loại ngôn ngữ

2. Can thiệp/Trị liệu trẻ Chậm trí tuệ/ Trẻ học chậm/ Trẻ khuyết học tập

3. Can thiệp/Trị liệu Tăng động giảm chú ý (ADHD)

4. Can thiệp/Trị liệu Rối loạn phổ tự kỷ

5. Can thiệp/Trị liệu Rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc

6. Can thiệp/Trị liệu Rối loạn ám ảnh/ Sợ hãi

7. Can thiệp/Trị liệu Rối loạn chống đối, gây rối

… Ngoài ra là các Trị liệu giáo dục đặc biệt khác mà con trẻ đặc biệt đã có chẩn đoán từ bác sỹ hoặc trị liệu ngăn chặn các khuynh hướng trẻ có thể mắc phải ở các độ tuổi tiếp theo

Phải tìm ra được tất cả các ngóc ngách nguyên nhân từ con, từ môi trường nuôi dạy. Phải cho con Gốc của tự phát triển mà không phụ thuộc vào bất kỳ ai từ việc cho biết cách vận hành => Từ Tự Tư duy nhận thức từ đó cả khả năng tự bộc lộ, tự phát triển được Năng lực tự tư duy nhận thức -> Năng lực tư duy ngôn ngữ và giao tiếp cư xử chủ động -> Năng lực vận hành Tính cách/Tâm lý/Cảm xúc/Cảm giác/Cảm nhận –> Từ đó con có Năng lực tự phát triển Kỹ năng, khả năng tự thân phát triển trong từng độ tuổi theo các bạn trang lứa.

Cốt lõi cho con trẻ là can thiệp, trị liệu các vấn đề hiện tại nhưng phải loại bỏ hoàn toàn để các vấn đề khác bất ổn trong con không có cơ hội nảy mầm lại, nảy mầm tiếp trong các độ tuổi tiếp theo Đó mới là những gì con cần và cha mẹ cần giúp con để Trị liệu trẻ đặc biệt đúng.

Quy trình trị liệu và phương pháp Trị liệu toàn diện

Đừng quá phải tìm kiếm phương pháp màu mè cao siêu. Hãy hiểu con người cái gốc là TƯ DUY TỰ NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY TỰ HỌC HỎI ĐỂ PHÁT TRIỂN. Vì vậy, không can thiệp trẻ đơn lẻ, không lan man vái tứ phương để mất đi cơ hội phục hồi nhanh của con trẻ. Các con cần là cha mẹ Phải đi vào thực tế từng cái Gốc, từng cái nhánh gốc của vấn đề để chặt chúng đi và gieo cho con các mầm rế tốt cho Gốc mới.

B1. Tiếp cận cha mẹ và con để Test năng lực và màu sắc phát triển của con để đánh giá mức độ đồng thời giúp cho việc tìm ra ngóc ngách vấn đề của con được đúng.

B2. Khám và Chẩn đoán Gốc các vấn đề

B3. Truy tìm nguyên nhân Gốc

B4. Trị liệu bằng liệu pháp THỰC CHIẾN TOÀN DIỆN 6 GỐC

P/s: Trong quá trình Trị liệu cho trẻ thì cha mẹ được học phương pháp để dạy và Trị liệu tỉ mỉ, chi tiết theo từng tháng. Mục đích để cha mẹ có Gốc kỹ năng và phương pháp để có sự chủ động cao nhất đồng hành cùng con nhằm không chỉ giúp con trong các vấn đề hiện tại mà ngăn chặn các bất ổn, các biến chứng trong từng giai đoạn phát triển tiếp theo

Một số điều mà cha mẹ cần lưu ý để giúp con đúng:

1. Con trẻ bị Chậm nói/ Rối loạn ngôn ngữ: Không phải chỉ ở vấn đề trẻ không nói được hoặc trẻ chỉ nói linh tinh mà còn từ rất nhiều các vấn đề khác liên quan tạo nên cộng thêm rất nhiều các khuynh hướng khác có thể phát tác mà nếu không đi đúng hướng sẽ chỉ giúp con biết nói nhưng hỏng các vấn đề khác mà bản thân cha mẹ cũng không thể nhận ra. Bởi vì các phát tác do can thiệp sai và các biến chứng vây quanh chỉ phát triển dần khi con bắt đầu vào lớp 1 và phát tác mạnh mẽ hơn khi con từ 9 tuổi trở ra. Đã có rất nhiều đứa trẻ đến khi vào lớp 1 thậm chí phải đến kh con học lớp 4, lớp 8 khi mà con khó để học vào mới biết rằng hình như trước kia không phải con chỉ là chậm ngôn ngữ mà còn rất nhiều vấn đề khác.

2. Con trẻ bị Hiếu động quá, Mất tập trung/ Rối loạn giấc ngủ (không ngủ được trưa ở trường và khó ngủ buổi tối)/ Tăng động giảm chú ý: Không phải chỉ ở hành vi, cảm xúc hay sự mất tập trung mà nó liên quan nhiều đến năng lực tư duy nhận thức, tâm lý, tính cách và rất nhiều các vấn đề bất ổn khác cần tìm ra để ngắt bỏ. Nên nếu chỉ là sự can thiệp từ ngọn sẽ không thể chữa khỏi thậm chí dễ khiến con biến chứng các ngưỡng của các loại Rối loạn tâm thần khác nhanh hơn khi từ 9 tuổi trở ra thậm chí phải từ 11 đến 12 tuổi trở ra mới phát tác mạnh mẽ. Có nhiều cha mẹ bị nhầm lẫn chỉ là con nghịch ngợm, chỉ là con lì bướng chống đối kể cả cho đến khi con đánh bạn, gây rối trong lớp, gây rối các nơi công cộng mới có một chút băn khoăn rồi thôi hoặc cho con đi khám.. Họ không biết đó là các biểu hiện của các biến chứng từ Tăng động giảm chú ý và nếu kéo dài con trẻ sẽ khó để có sự phát triển đúng chứ chưa nói là tốt nhất cho con.

3. Con trẻ bị Chậm tri tuệ/ Chậm học tập/ Khuyết học tập: Không phải chỉ là chậm tư duy nên chấp nhận mà nó có rất nhiều nguyên nhân có thể phần cứng khiếm khuyết, nhưng có thể không phải . Vì phần lớn ngày nay con trẻ chậm tư duy, chậm hoặc khuyết năng lực học tập không phải từ phần cứng mà từ rất nhiều các vấn đề gồm cả các vấn đề trong Tính cách/ Tâm lý và bản năng màu sắc phát triển chệch hướng của trẻ. Chính vì vậy con cần phải có sự trị liệu đúng với các ngóc ngách gây ra vấn đề. Một đứa trẻ chậm chạp, một đứa trẻ học kém… ngày nay trong lớp sẽ trở thành đứa trẻ có vấn đề trong chính cảm nhận của chúng cộng thêm với các xung đột kỳ thị từ thầy cô, bạn bè thì con sẽ không còn chỉ Chậm cũng được mà sẽ là những tổn thương trong các độ tuổi tiếp theo từ đó bây cho con các ngưỡng tâm lý bất ổn.

4. Con bị Rối loạn phổ tự kỷ: Con trẻ bị chẩn đoán bị hội chứng này sẽ khiến cha mẹ cảm thấy như bầu trời sụp đổ. Nhưng đã có quá nhiều đứa trẻ bị chẩn đoán nhần, chẩn đoán sai hoặc chẩn đoán quá khiến cho tâm lý cha mẹ bị hỗn loạn trong sự bị ám thị con bị như vậy thì mình không có khả năng giúp con từ đó tiếp tục vòng luẩn quẩn đi can thiệp sai tại các trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ để rồi đi càng nhiều càng thất vọng và rơi vòng sự mất niềm tin, mất phương hướng. Quá nhiều cha mẹ chỉ ước quay lại mốc đầu tiên cho con đi đúng nơi. Ngoài ra, cũng có những cha mẹ không dám nhìn vào sự thật, không muốn chấp nhận con như vậy nên cũng chẳng quan tâm mà để con tự lớn trong sự khiếm khuyết lớn và phải đến khi con quá nặng về hành vi, về cảm xúc mới cho con đi thì đã muộn. Nếu như chúng ta hiểu rằng để dạy một thứ gì đó cho đến khi con làm được thì những đứa trẻ phát triển thông thường cũng phải vài lần lặp lại thậm chí cả chục lần may ra mới tự làm được thì những đứa trẻ này kể cả dạy vài chục lần, cả trăm lần con cũng sẽ làm được . Vì vậy càng không thể biến con trẻ bị Rối loạn phổ tự kỷ thành đứa trẻ như hết thuốc chữa mà hãy xác định con phải được chẩn đoán đúng, phải có mức độ đúng và từ đó phải tìm ra mọi ngóc ngách để len lỏi tốt nhất cho con. Đừng để như rất nhiều con trẻ đi can thiệp từ 18 tháng, từ 2 tuổi lẽ ra con có cơ hội phục hồi cao khi ngăn chặn được nhưng bị can thiệp sai mà biến thành sai hoàn toàn để rồi không phải trẻ tự kỷ nhưng thành trẻ như vậy.

P2. TƯ VẤN GIÁO DỤC SỚM ĐỂ NGĂN CHẶN CÁC RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN Ở TRẺ

Một Sai lầm lớn nhất trong nhận thức về Nuôi dạy và giáo dục sớm cho con trẻ trong 6 năm vàng đó là biết là 6 năm vàng quan trọng nhất để có Gốc phát triển tiếp theo cho trẻ nhưng luôn bị bỏ qua các giáo dục cốt lõi chuẩn và không đón đầu một cách kỹ lưỡng các khuynh hướng, các nguy cơ về Năng lực tự Tư duy nhận thức để tự lớn trong phát triển Năng lực twuj vận hành Não bộ/Năng lực tự học hỏi và phát triển kỹ năng, khả năng/ Năng lực tự phát triển Tính cách/ Tâm lý/ Cảm xúc/ Hành vi/ Ý thức đúng.

1. Bởi vì bản năng chiều chuộng phục vụ và sự không muốn, không dám nhìn vào yếu điểm của con trẻ, hiểu sai về dạy con tự do nhưng tưởng đang dạy con tự nhiên nên khiến con phát triển từ nhận thức đến các vấn đề khác bị thụ động, bị phát tác tự do nhiều bất ổn….

2. Bởi vì quan điểm lệch chuẩn trong nuôi và dạy con là còn nhỏ chưa biết gì, chờ lớn nó khắc biết khiến vô tình các con bị chặn đứng sự tự phát triển ngay trong 6 năm vàng mà không có cơ hội để có khả năng tự phát triển trong các độ tuổi tiếp theo thậm chí bị các hội chứng tâm lý, bị rối loạn phát triển

3. Bởi vì ông bà và cha mẹ ít đón đầu các khuynh hướng hoặc các nguy cơ thậm chí không muốn đón đầu, không muốn nhìn vào sự thật các vấn đề bất ổn của con từ khi nó mới nhen nhóm nên phải khi con con phát tác nặng mới biết thì con đã bị thành bệnh, thành vấn đề.

4. Bởi vì ông bà, bố mẹ chỉ đón đầu phát triển cho con mà không cần, không muốn, thậm chí không dám khắc phục các yếu điểm của con vì sợ coi con là con trẻ có vấn đề hoặc cho rằng phải là trẻ đặc biệt có vấn đề mới phải khắc phục chứ.

Câu hỏi nhức nhối đặt ra là Tại sao cha mẹ hiện đại ngày nay ra sức đào tạo sớm cho con đủ mọi thứ để mong muốn con thành thiên tài. Nhưng tài chưa thấy mà con trẻ ngày nay lại nhiều vấn đề nặng nề đến như vậy thậm chí có nhiều đứa trẻ chẳng thấy tương lai cho con còn ở đâu.

1. Những đứa trẻ với nhiều áp lực vô hình, với nhiều vết hằn nội tâm tổn thương mà bản thân chúng mơ hồ không thể đọc tên và cha mẹ cũng không thể đọc tên hộ nó.

Từ đó tạo ra từ trường đời sống tinh thần của con ngày càng giảm sút. Con cứ tạo ra cái vòng luẩn quẩn của sự: Chán nản và không có năng lượng mà không biết từ đâu -> Cứ vô minh trong cam chịu, chấp nhận cũng vô minh -> Không muốn nghĩ, không muốn vận động hay làm gì -> Không muốn học tập -> Không muốn ai chạm đến -> Gồng lên sự không nghe, không muốn, mặc kệ thậm chí phản kháng -> Chấp nhận ì ạch, buông bỏ, bất cần còn cha mẹ thì chấp nhận hoặc loay hoay trong giúp con vô thức nên không có kết quả thậm chí chệch hướng hơn. Đương nhiên đời sống tinh thần quyết định 95% sự phát triển Tư duy Nhận thức/ Tính cách/ Tâm lý/ Cảm xúc/ Học tập và phát triển bản thân và sự tự phát triển tiếp theo với các khuynh hướng bệnh tâm lý nặng hơn.

P/s: Nếu như cho con được sự nhận diện bằng cách đọc tên vấn đề của con và giúp con chữa nó ngay từ khi nó nảy mầm thì chắc chắn đứa trẻ sẽ không bị chệch hướng phát triển và đặc biệt không bị vào các ngưỡng Rối loạn lo âu/ Rối loạn cảm xúc/ Rối loạn hành vi/ Rối loạn chống đối/ Trầm cảm/Tâm thần phân liệt và các ngưỡing rối loạn tâm thần khác.

2. Những đứa trẻ với nhiều áp lực trong tương tác cha mẹ, thầy cô, bạn bè bởi những sự trái chiều với nhận thức, trái chiều trong cư xử nhưng nó không chịu thay đổi hoặc cha mẹ không biết để giúp con thay đổi hoặc cha mẹ chờ nó lớn để nó thay đổi.

Từ đó tạo nên những sự gồng lên để chống đỡ bởi sự lì lợm, chống đối, bất hợp tác gai góc trong sự thấy bất công, trong sự thấy bất mãn . Những sự căng thần kinh gào thét cả trong nội tâm và hành động như chúng là nạn nhân của tất cả mọi người, là nạn nhân của toàn thế giới khiến chúng thật khổ sở. Cứ như vậy chúng phản kháng lại mọi nhận thức khác để nhốt mình trong cái hũ tối chỉ có tổn thương mà không biết mình bị tổn thương, hư hỗn mà không biết mình hư hỗn nên buông bỏ học tập, chẳng lắng nghe ai vì dường như chẳng ai khiến chúng tin tưởng. Chúng cứ tự làm quá lên cộng thêm chúng càng gaai góc thì thầy cô, cha mẹ, bạn bè càng không thể thấu hiểu nên khiến chúng càng gặm nhấm từng ngày nỗi khổ sở trong sự thấy bất công và bất mãn đến mức biển đổi thành đứa trẻ bị kỳ thị, bị cho là có vấn đề.

P/s: Nếu như cho con được nhận diện bởi sự khách quan, bởi sự có chuyên môn đi sâu vào từng ngóc ngách nội tâm của con để cho con nhìn thật vào từng vấn đề và giúp con gỡ nó thì nó sẽ không bao giờ phải khổ sở trong sự tạo ra đứa trẻ hư, tạo ra đứa trẻ có vấn đề để cưỡng lại sự khổ sở mà chỉ mình chúng hiểu chúng.

3. Những đứa trẻ nhút nhát, không có bạn chơi, hay bị trêu trọc bắt nạt, không có kỹ năng tương tác và thể hiện bản thân, không có kỹ năng giao tiếp tốt, thu mình trong sự trầm lặng, thậm chí bị tẩy chay

Từ đó các con đến trường lớp với sự lạc lõng, đơn độc thậm chí trong sự sợ hãi nhưng chỉ một mình chúng cam chịu, chấp nhận để che giấu các vấn đề gặp phải đi. Có những đứa trẻ tâm sự với bố mẹ nhưng không nhận được giải pháp có thể giúp chúng được, sau tâm sự chúng vẫn bị vậy nên càng che giấu để không cho cha mẹ biết nữa. Bởi chúng nói bố mẹ biết cũng chẳng thể giúp được gì nên thôi con tự chịu. Cứ như vậy có những đứa trẻ phải chịu đựng từ tiểu học rồi lên đến từng cấp học tiếp theo vẫn không được cải thiện từ đó chúng dán nhãn cho mình sự cam chịu cao độ. Đến tuổi nào đó không thể thì đã phát tác ra bệnh tâm lý.

P/s: Nếu chúng ta hiểu rằng trong tuổi học trò hiện đại ngày nay thì khi con gặp bất kỳ vấn đề gì liên quan đến việc con không thể nào tự tin để kết nối các mỗi quan hệ, con không thể duy trì được bạn bè, con không thể hiện được bản thân dù con khao khát hay con đã bị mài mòn mà cam chịu trong bất cần, hay sự nếm trải lạc lõng cô độc trong lớp học, hoặc đến lớp với sự sợ hãi khi bị trêu trọc và tẩy chay…. nó sẽ khiến con khổ sở thậm chí đau đớn như thế nào. Và đặc biệt trong tuổi này áp lực lớn rất của các con chính là ở những vấn đề này nên nếu giúp con tháo gỡ nó chính là giúp con có tiền đề để được phát triển học tập, được phát triển bản thân đúng nhất.

4. Những đứa trẻ có khuynh hướng về các vấn đề phát triển không biết sàng lọc học hỏi nên luôn học xấu nhanh mà vướng vào tệ nạn học đường như: Cúp học, đánh nhau, đua xe, hút thuốc lá, dùng chất gây nghiện, bạo lực học đường, a dua bạn xấu và học xấu, chơi cờ bạc, chơi tài xỉu…

Cha mẹ khi phát hiện ra những lần đầu tiên đương nhiên sẽ là sự chửi mắng hoặc sự bình tĩnh trong tức giận, hoang mang để khuyên nhủ con. Đứa trẻ sẽ tỏ ra rất hiểu chuyện, hối lỗi hoặc có thể vẫn không biết sai mà gầm gừ chống đỡ tạm thời. Nhưng vấn đề là có rất ít đứa trẻ nhận ra thực sự hoặc có thể nhận ra nhưng không có kỹ năng, không có ý chí để chống lại sự lôi kéo và lại tiếp diễn hết lần này đến lần khác. Phải đến khi các con buông bỏ hoàn toàn học tập, phải đến khi con sa lầy thì cha mẹ mới thực sự thấy hết cách mà đưa con đi tư vấn tháo gỡ.

P/s: Nếu như ngay từ khi phát hiện con có vấn đề mà cha mẹ cho con đi tư vấn để tìm các nguyên nhân, giúp con từ tư duy nhận thức, kỹ năng và lý trí, ý chí từ chối và cưỡng lại thì đã có thể giúp con không sa lầy liên miên hết ngày này sang ngày khác.

5. Những đứa trẻ lười biếng không muốn học hoặc học kém nên sợ học từ đó tạo ra áp lực khi luôn bị cha mẹ thúc ép hoặc bản thân tự kỳ vọng học tập cao quá với khả năng hoặc luôn kỳ vọng cao của bản thân đến mức không để bản thân bị thất bại trong sự căng thẳng thậm chí dằn vặt chính mình.

Dù trong bất kỳ trạng thái nào thì con trẻ luôn có những sự gồng gánh khó chịu, tức giận hoặc hoang mang, lo lắng, sợ hãi từ đó trở nên cáu gắt, dễ mất kiểm soát cảm xúc, nhận thức thái quá hoặc sai lệch vấn đề tạo ra sự khổ sở tinh thần. Khi không được gỡ bỏ nó sẽ ngày càng nặng nề hơn thậm chí gây chệch hướng sự phát triển của bản thân trong các tâm lý bất lực cam chịu hoặc bất mãn kéo mình xuống

P/s: Nếu như cho con một lần được khám phá thực sự năng lực học, năng lực ý thức học và mục tiêu đúng, con sẽ học cách để thay đổi bản thân có ý thức và ý chí học trong sự tích cực nhất thì con sẽ không bị những áp lực để kéo học tập đi xuống thậm chí kéo cả sự tự phát triển tích cực đi xuống.

6. Những đứa trẻ có các khuynh hướng lệch lạc giới tính.

Có những đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã đi ngược với giới tính gồm cả cách mặc, cách chơi. Nhiều cha mẹ coi nó là bình thường nhưng không biết nó sẽ là khởi đầu cho những thói quen và từ thói quen thành bản tính của con. Ngoài ra vào các độ tuổi cấp 2, cấp 3 các con bắt đầu tiếp cận nhiều các thông tin trái chiều về đồng tính nên cũng dễ dàng bị ám thị từ đó gây ra sự lệch lạc này. Có rất nhiều con trẻ thậm chí vì quá nhút nhát và đã trải qua bị bắt nạt nhiều hoặc bị tổn thương nội tâm trong yếu ớt cam chịu nên chỉ cần có một bạn nữ Tomboy mạnh mẽ sẽ cuốn hút con cũng rất mạnh mẽ. Hoặc có đứa trẻ chỉ vì muốn bảo vêj một bạn cùng giới cũng có thể tạo ra sự mạnh mẽ khác giới để bảo vệ bạn. Có rất nhiều các ý niệm và ý thức vô hình khiến các con bị lây lan cảm xúc, bị lây lan nhận thức sai lệch mà trở nên sai lệch.

P/s: Nếu ngay khi phát hiện sự trái dấu với quy luật thông thường từ trong nhận thức hay hành động của con trẻ mà giúp con nhận thức đúng đắn sẽ giúp con thay đổi được thay bằng bây giờ nhiều cha mẹ hiện đai bất lực thậm chí cũng hiểu sai cho là chuyện bình thường mà không phát hiện ra giới tính thực hay giả của con. Còn rất nhiều các vấn đề cần cho con hiểu, cần giúp con kỹ năng, khả năng.

Tại sao cha mẹ Việt hiếm tư vấn đón đầu cho con về tâm lý?.

Vì nhiều cha mẹ nghĩ rằng vấn đề không quá nghiêm trọng cho đến khi phải có cái gì đó khiến con quá lên mà mình không thể chấp nhận được hoặc quá lo lắng cho con mới có thể tìm nơi tư vấn cho con. Thậm chí trong nhiều năm tư vấn có khá nhiều các con khi đến với Phạm Hiền đã được cảnh bảo về các các nguy cơ, các khuynh hướng bệnh tâm lý nhưng cha mẹ vẫn chủ quan thậm chí rất hời hợt theo kiểu nghe để biết. Phải cho đến khi con phát tác bệnhtâm lý thực sự và có chát chẩn đoán, chát đơn thuốc của bệnh viện thì các cha mẹ mới lo lắng để giúp con thực sự. Thậm chí nhiều con phát bệnh rồi mà không ảnh hưởng đến học tập thì cha mẹ vẫn chủ quan. Bởi cha mẹ hiện đại ngày nay thường đo lường và nhận diện con cái thông qua điểm số và kết quả học tập là chính.

Quy trình tư vấn tâm lý cho con

Đừng chần chừ, đừng trì hoãn trong sự chủ quan chờ con thay đổi, chờ con lớn con thay đổi. Bởi mỗi vấn đề luôn sẽ thành thói quen và từ thói quen hình thành nên bản tính của con. Hãy cho con

B1. Tiếp cận cha mẹ và con

B2. Tư vấn các vấn để bất ổn hoặc là rào cản gây ra các khuynh hướng phát triển bất ổn trong độ tuổi và tương lai

B3. Truy tìm nguyên nhân Gốc của các vấn đề và các rào cản con mắc phải

B4. Truy tìm các rào cản tương lai có thể xảy ra để giúp cha mẹ và con đón đầu ngăn chặn trước

B5. Tư vấn phương pháp THỰC CHIẾN 9 GỐC cho con và tạo động lực cho con có nội lực ý chí mong muốn , quyết tâm thay đổi bản thân

B6. Tư vấn phương pháp cho cha mẹ để đồng hành cùng con trong từng vấn đề cần con thay đổi và phát triển

HÃY TỈNH TẢO ĐỂ GIÚP CON ĐÚNG, GIÚP CON KỊP THỜI. ĐÓ LÀ HẠNH PHÚC CHO CON ĐÚNG NHẤT! ĐỪNG ĐỂ NHỮNG NUỐI TIẾC HAY NHỮNG HỐI HẬN MUỘN MÀNG!