Menu Đóng

TƯ VẤN VÀ TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO CON TRẺ

(LIỆU PHÁP THỰC CHIẾN 9 GỐC KHÔNG DÙNG THUỐC)

Đã có rất nhiều đứa trẻ lẽ ra phải được phát hiện ra các khuynh hướng, nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh tâm lý nhưng không được phát hiện ra kịp thời. Phải đến khi phát bệnh và được chẩn đoán kèm đơn thuốc to đùng thì cha mẹ mới chạy đôn chạy đáo giúp con. Thậm chí nhiều đứa trẻ đã không còn cơ hội để chữa. Nên cần hiểu đúng về Tư vấn tâm lý và Trị liệu tâm lý cho con trẻ cần phải từ Gốc vấn đề và Gốc nguyên nhân từ đó mới có thể giúp con chặt đi hoàn toàn các tác nhân khiến con khổ sở.

P1. TRỊ LIỆU BỆNH TÂM LÝ VÀ RỐI LOẠN TÂM THẦN

Cốt lõi và quan trọng nhất trong trị liệu tâm lý cho những đứa trẻ là phải giúp các con ngắt bỏ hoàn toàn các nguyên nhân gây ra cho chúng.

Nó không phải là chỉ những lời tâm sự vuốt ve để ru ngủ cảm xúc từ chuyên gia tâm lý.

Nó càng không phải chỉ Bác sỹ tâm lý cho uống thuốc để tạm thời lắng xuống những mất kiểm soát.

Nó phải là sự kết hợp giữa liệu pháp lâm sàng và liệu pháp tâm lý để giúp con có khả năng tự chữa lành cho mình bằng Tư duy nhận thức từ đó cân bằng được Cảm xúc, Hành vi theo đúng quỹ đạo để bản thân an toàn, vui vẻ, hạnh phúc và nhiều năng lượng sống tích cực.

Với các vấn đề con cần phải Trị liệu như:

Trị liệu Rối loạn lo âu

Trị liệu Rối loạn ám ảnh

Trị liệu Trầm Cảm

Trị liệu Tâm thần phân liệt

Trị liệu mất ngủ

Trị liệu Rối loạn cảm xúc

Trị liệu Rối loạn hành vi

Trị liệu Rối loạn chống đối

Trị liệu Rối loạn gây rối

Trị liệu khác theo cán vấn đề tâm lý khác mà con trẻ đã có chẩn đoán từ bác sĩ.

Phải tìm ra được tất cả các nguyên nhân và phải cho con phương pháp để con dùng Tư duy nhận thức, dùng Tư duy lý trí, dùng Tư duy ý chí….. đúng và mạnh mẽ để chính con biết điều khiển loại bỏ các tác nhân gây ra. Có những vấn đề của con từ hữu hình con có thể cảm nhận được nhưng có nhiều vấn đề vô hình mà con không thể cảm nhận được mới là những tác nhân lớn gây ra hiện trạng tâm lý của con.

Vì vậy, ngoài các vấn đề, các tác nhân đã hiệu hữu thì cốt lõi nhất để trị liệu tâm lý dứt điểm là phải giúp con có phương pháp cảm nhận, đón đầu được để tìm ra đến tận cùng các lo âu, các ám ảnh, các nỗi sợ, những sự thù ghét, những suy diễn tiêu cực….vô hình đó mới co thể giúp con đúng, giúp con đủ.

Không thể cho rằng chỉ vài giờ tâm sự là con đã được trị liệu tâm lý đúng. Bởi vì chúng vẫn chỉ là những đứa trẻ chưa thực sự có kinh nghiệm để tự mình biết thay đổi. chỉ qua lời nói. Càng không bao giờ được thấy con tạm thời không còn nghĩ quẩn, tạm thời con không còn có những ý đồ gây nguy hại mà tưởng con đã trị liệu thành công nếu không giúp con trị liệu từ gốc của ung nhọt tinh thần. Đời sống tinh thần quyết định 95% tương lai và cả cuộc đời đứa trẻ nên cần lắm sự trị liệu đúng để con không bị tái lại trong các ngưỡng tuổi tiếp theo.

Cốt lõi cho con trẻ là loại bỏ hoàn toàn để các vấn đề trong con không có cơ hội nảy mầm lại trong các độ tuổi tiếp theo của tương lai và cuộc đời. Đó mới là những gì con cần và cha mẹ cần giúp con

Quy trình trị liệu và phương pháp Trị liệu

Đừng quá phải tìm kiếm phương pháp màu mè cao siêu. Hãy hiểu con người cái gốc là từ LỐI NHẬN THỨC MÀ RA VẤN ĐỀ. Vì vậy, không vòng vo, không lan man để mất đi cơ hội phục hồi nhanh của con trẻ. Phải đi vào thực tế từng cái Gốc, từng cái nhánh gốc của vấn đề để chặt chúng đi và gieo cho con các mầm Gốc mới.

B1. Tiếp cận cha mẹ và con

B2. Chẩn đoán Gốc các vấn đề

B3. Truy tìm nguyên nhân Gốc

B4. Trị liệu bằng liệu pháp TÂM LÝ THỰC CHIẾN 9 GỐC (Liệu pháp dùng Ý chí và Lý trí của Tư duy nhận thức để tự chữa lành Khi cho con Phương pháp Làm chủ khả năng Tư duy Cảm nhận, Nhận thức được vấn đề của bản thân Cho con Phương pháp Làm chủ Khả năng Tư duy Truy vết được các Nguyên nhân gây ra từng Ngóc ngách vấn đề -> Cho con Phương pháp Tự làm chủ Khả năng Trị liệu cho chính mình Cho con Phương pháp Tự Làm chủ Khả năng tự đón đầu và loại bỏ các tổn thương tiếp theo trong từng độ tuổi.





P2. TƯ VẤN TÂM LÝ ĐỂ ĐÓN ĐẦU NGĂN CHẶN BỆNH TÂM LÝ

Thêm một sai lầm lớn nhất trong nhận thức về Tư vấn tâm lý đó là coi nó như một cái gì đó rất có vấn đề đặc biệt kiểu như một loại bệnh tật bị kỳ thị vậy. Chính vì thế nên chúng ta thường tạo ra sự nuốt các áp lực, nuốt các vấn đề tồn tại của bản thân vào tận sau bên trong từ đó tạo ra những cái ung nhọt phát tác trong nội tâm mà chẳng thể nhận ra. Cho đến khi cái ung nhọt đó nó vỡ ra, nó bị nhiễm trùng và đau đớn mới dám đi Tư vấn tâm lý hoặc thậm chí nó đã phải sang giai đoạn phải Trị liệu tâm lý nặng nề.

Tại sao cần cho con có thói quen tư vấn tháo gỡ tâm lý để chúng không phải tự một mình chống đỡ

Khi con áp lực

Khi con cần chuẩn bị tâm lý cho đầu cấp, cuối cấp, đi du học

Khi con cần chuẩn bị tâm lý cho sự thích ứng mới hoặc các biến cố có thể xảy ra

Khi con mất phương hướng

Khi con mất năng lượng

Khi con mất mục tiêu

Khi con chệch hướng nhận thức

Khi con bất ổn tính cách

Khi con bất ổn cảm xúc, hành vi

Khi con nhút nhát, dễ sợ hãi, dễ ám ảnh

Khi con bất ồn bạn bè, thầy cô

Khi con học chậm, giao tiếp kém

Khi con mất ngủ, khó ngủ

Khi con không có trách nhiệm

Khi con đau tim, đau đầu, đau bụng, ốm yếu không rõ nguyên nhân

Khi con không hợp tác, vướng các tệ nạn

Khi con hư hỗn

Khi con lệch lạc về nhận thức giới tính, tình cảm khác giới

Khi con có bất kỳ vấn đề gì đang trái với quy luật phát triển của đứa trẻ





1. Những đứa trẻ với nhiều áp lực vô hình, với nhiều vết hằn nội tâm tổn thương mà bản thân chúng mơ hồ không thể đọc tên và cha mẹ cũng không thể đọc tên hộ nó.

Từ đó tạo ra từ trường đời sống tinh thần của con ngày càng giảm sút. Con cứ tạo ra cái vòng luẩn quẩn của sự: Chán nản và không có năng lượng mà không biết từ đâu Cứ vô minh trong cam chịu, chấp nhận cũng vô minh Không muốn nghĩ, không muốn vận động hay làm gì Không muốn học tập Không muốn ai chạm đến -> Gồng lên sự không nghe, không muốn, mặc kệ thậm chí phản kháng -> Chấp nhận ì ạch, buông bỏ, bất cần còn cha mẹ thì chấp nhận hoặc loay hoay trong giúp con vô thức nên không có kết quả thậm chí chệch hướng hơn. Đương nhiên đời sống tinh thần quyết định 95% sự phát triển Tư duy Nhận thức/ Tính cách/ Tâm lý/ Cảm xúc/ Học tập và phát triển bản thân và sự tự phát triển tiếp theo với các khuynh hướng bệnh tâm lý nặng hơn.

2. Những đứa trẻ với nhiều áp lực trong tương tác cha mẹ, thầy cô, bạn bè bởi những sự trái chiều với nhận thức, trái chiều trong cư xử nhưng nó không chịu thay đổi hoặc cha mẹ không biết để giúp con thay đổi hoặc cha mẹ chờ nó lớn để nó thay đổi.

Từ đó tạo nên những sự gồng lên để chống đỡ bởi sự lì lợm, chống đối, bất hợp tác gai góc trong sự thấy bất công, trong sự thấy bất mãn . Những sự căng thần kinh gào thét cả trong nội tâm và hành động như chúng là nạn nhân của tất cả mọi người, là nạn nhân của toàn thế giới khiến chúng thật khổ sở. Cứ như vậy chúng phản kháng lại mọi nhận thức khác để nhốt mình trong cái hũ tối chỉ có tổn thương mà không biết mình bị tổn thương, hư hỗn mà không biết mình hư hỗn nên buông bỏ học tập, chẳng lắng nghe ai vì dường như chẳng ai khiến chúng tin tưởng. Chúng cứ tự làm quá lên cộng thêm chúng càng gaai góc thì thầy cô, cha mẹ, bạn bè càng không thể thấu hiểu nên khiến chúng càng gặm nhấm từng ngày nỗi khổ sở trong sự thấy bất công và bất mãn đến mức biển đổi thành đứa trẻ bị kỳ thị, bị cho là có vấn đề.

3. Những đứa trẻ nhút nhát, không có bạn chơi, hay bị trêu trọc bắt nạt, không có kỹ năng tương tác và thể hiện bản thân, không có kỹ năng giao tiếp tốt, thu mình trong sự trầm lặng, thậm chí bị tẩy chay.

Từ đó các con đến trường lớp với sự lạc lõng, đơn độc thậm chí trong sự sợ hãi nhưng chỉ một mình chúng cam chịu, chấp nhận để che giấu các vấn đề gặp phải đi. Có những đứa trẻ tâm sự với bố mẹ nhưng không nhận được giải pháp có thể giúp chúng được, sau tâm sự chúng vẫn bị vậy nên càng che giấu để không cho cha mẹ biết nữa. Bởi chúng nói bố mẹ biết cũng chẳng thể giúp được gì nên thôi con tự chịu. Cứ như vậy có những đứa trẻ phải chịu đựng từ tiểu học rồi lên đến từng cấp học tiếp theo vẫn không được cải thiện từ đó chúng dán nhãn cho mình sự cam chịu cao độ. Đến tuổi nào đó không thể thì đã phát tác ra bệnh tâm lý.

4. Những đứa trẻ có khuynh hướng về các vấn đề phát triển không biết sàng lọc học hỏi nên luôn học xấu nhanh mà vướng vào tệ nạn học đường như: Cúp học, đánh nhau, đua xe, hút thuốc lá, dùng chất gây nghiện, bạo lực học đường, a dua bạn xấu và học xấu, chơi cờ bạc, chơi tài xỉu…

Cha mẹ khi phát hiện ra những lần đầu tiên đương nhiên sẽ là sự chửi mắng hoặc sự bình tĩnh trong tức giận, hoang mang để khuyên nhủ con. Đứa trẻ sẽ tỏ ra rất hiểu chuyện, hối lỗi hoặc có thể vẫn không biết sai mà gầm gừ chống đỡ tạm thời. Nhưng vấn đề là có rất ít đứa trẻ nhận ra thực sự hoặc có thể nhận ra nhưng không có kỹ năng, không có ý chí để chống lại sự lôi kéo và lại tiếp diễn hết lần này đến lần khác. Phải đến khi các con buông bỏ hoàn toàn học tập, phải đến khi con sa lầy thì cha mẹ mới thực sự thấy hết cách mà đưa con đi tư vấn tháo gỡ.

5. Những đứa trẻ lười biếng không muốn học hoặc học kém nên sợ học từ đó tạo ra áp lực khi luôn bị cha mẹ thúc ép hoặc bản thân tự kỳ vọng học tập cao quá với khả năng hoặc luôn kỳ vọng cao của bản thân đến mức không để bản thân bị thất bại trong sự căng thẳng thậm chí dằn vặt chính mình.

Dù trong bất kỳ trạng thái nào thì con trẻ luôn có những sự gồng gánh khó chịu, tức giận hoặc hoang mang, lo lắng, sợ hãi từ đó trở nên cáu gắt, dễ mất kiểm soát cảm xúc, nhận thức thái quá hoặc sai lệch vấn đề tạo ra sự khổ sở tinh thần. Khi không được gỡ bỏ nó sẽ ngày càng nặng nề hơn thậm chí gây chệch hướng sự phát triển của bản thân trong các tâm lý bất lực cam chịu hoặc bất mãn kéo mình xuống

6. Những đứa trẻ có các khuynh hướng lệch lạc giới tính.

Có những đứa trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã đi ngược với giới tính gồm cả cách mặc, cách chơi. Nhiều cha mẹ coi nó là bình thường nhưng không biết nó sẽ là khởi đầu cho những thói quen và từ thói quen thành bản tính của con. Ngoài ra vào các độ tuổi cấp 2, cấp 3 các con bắt đầu tiếp cận nhiều các thông tin trái chiều về đồng tính nên cũng dễ dàng bị ám thị từ đó gây ra sự lệch lạc này. Có rất nhiều con trẻ thậm chí vì quá nhút nhát và đã trải qua bị bắt nạt nhiều hoặc bị tổn thương nội tâm trong yếu ớt cam chịu nên chỉ cần có một bạn nữ Tomboy mạnh mẽ sẽ cuốn hút con cũng rất mạnh mẽ. Hoặc có đứa trẻ chỉ vì muốn bảo vêj một bạn cùng giới cũng có thể tạo ra sự mạnh mẽ khác giới để bảo vệ bạn. Có rất nhiều các ý niệm và ý thức vô hình khiến các con bị lây lan cảm xúc, bị lây lan nhận thức sai lệch mà trở nên sai lệch.




Tại sao cha mẹ Việt hiếm tư vấn đón đầu cho con về tâm lý ?

Vì nhiều cha mẹ nghĩ rằng vấn đề không quá nghiêm trọng cho đến khi phải có cái gì đó khiến con quá lên mà mình không thể chấp nhận được hoặc quá lo lắng cho con mới có thể tìm nơi tư vấn cho con. Thậm chí trong nhiều năm tư vấn có khá nhiều các con khi đến với Phạm Hiền đã được cảnh bảo về các các nguy cơ, các khuynh hướng bệnh tâm lý nhưng cha mẹ vẫn chủ quan thậm chí rất hời hợt theo kiểu nghe để biết. Phải cho đến khi con phát tác bệnhtâm lý thực sự và có chát chẩn đoán, chát đơn thuốc của bệnh viện thì các cha mẹ mới lo lắng để giúp con thực sự. Thậm chí nhiều con phát bệnh rồi mà không ảnh hưởng đến học tập thì cha mẹ vẫn chủ quan. Bởi cha mẹ hiện đại ngày nay thường đo lường và nhận diện con cái thông qua điểm số và kết quả học tập là chính.

Quy trình tư vấn tâm lý cho con

Đừng chần chừ, đừng trì hoãn trong sự chủ quan chờ con thay đổi, chờ con lớn con thay đổi. Bởi mỗi vấn đề luôn sẽ thành thói quen và từ thói quen hình thành nên bản tính của con. Hãy cho con

B1. Tiếp cận cha mẹ và con

B2. Tư vấn các vấn để bất ổn hoặc là rào cản gây ra các khuynh hướng phát triển bất ổn trong độ tuổi và tương lai

B3. Truy tìm nguyên nhân Gốc của các vấn đề và các rào cản con mắc phải

B4. Truy tìm các rào cản tương lai có thể xảy ra để giúp cha mẹ và con đón đầu ngăn chặn trước

B5. Tư vấn phương pháp THỰC CHIẾN 9 GỐC cho con và tạo động lực cho con có nội lực ý chí mong muốn , quyết tâm thay đổi bản thân

B6. Tư vấn phương pháp cho cha mẹ để đồng hành cùng con trong từng vấn đề cần con thay đổi và phát triển

📝 CHA MẸ HÃY CÙNG TÌM HIỂU VẤN ĐỀ TÂM LÝ CỦA CON
1. Tại sao cha mẹ ngày nay đầu tư cho con học rất nhiều thứ để thành tài. Nhưng tài chưa thấy đâu mà trẻ bây giờ quá nhiều vấn đề thậm chí khiếm khuyết.
2. Các áp lực của con trẻ hiện đại rất cần cha mẹ thấu hiểu.
3. Làm sao để cha mẹ phát hiện con bị các vấn đề tâm lý.

1. Đầu tư sai hướng và sai trọng điểm: Cha mẹ ngày nay chỉ chú trọng trọng điểm ở HỌC thay vì PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

Cha mẹ đầu tư theo thành tích, kỳ vọng cá nhân: Muốn con giỏi, thành tài, nổi bật, có thành tích cao, có lợi thế cạnh tranh nên nhồi nhét rất nhiều môn học nhưng bỏ qua nhu cầu phát triển Tính cách/ Tâm lý/Cảm xúc/ Ý thức và ý chí tự thân phát triển/ Nhân cách của con.

Thiếu sự quan sát và thấu hiểu con: Nhiều cha mẹ không thật sự biết con mình là ai, đang có ý, đang yếu gì, thực sự đang cần gì, đang thích gì, đang áp lực hay tổn thương ra sao. Họ chạy theo xu hướng hoặc áp đặt kỳ vọng mà không dựa trên màu sắc về Năng lực trí tuệ và tốc độ phát triển riêng biệt của trẻ, năng lực về Tính cách/ Tâm lý và đời sống tinh thần của con trẻ.

2. Môi trường học tập quá tải, áp lực, thiếu tính phát triển của trẻ trong tuổi thơ của chúng

Trẻ ngày nay mất tuổi thơ vì lịch học dày đặc, không có thời gian chơi tự do, không được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, bạn bè, bộc lộ cảm xúc thật và có khả năng tự phát triển tư duy xã hội.

Con học nhiều nhưng thiếu không gian sáng tạo, nhận thức sai lầm, tự điều chỉnh, dẫn đến trí óc bị bão hòa, dễ căng thẳng, mệt mỏi và mài mòn thậm chí đóng cảm xúc và đời sống tinh thần.

Kỹ năng sống và trí tuệ cảm xúc không được bồi dưỡng, trong khi đây là nền móng để con trẻ tự điều hướng cảm xúc, quan hệ và tự xử lý tình huống, giải quyết vấn đề.

3. Gia đình thiếu kết nối cảm xúc và sự đồng hành đúng cách

Dù đầu tư cho con nhiều về tiền bạc, cha mẹ lại thiếu đầu tư về sự hiện diện thực sự: không dành thời gian chất lượng, không lắng nghe, không tạo sự an toàn cảm xúc cho con thậm chí tạo ra đứa trẻ cá nhân chỉ một mình từ đó ngăn chặn đứa trẻ không có các kích thích tự phát triển đúng quy luật gia đình và cuộc sống.

Tình yêu có điều kiện: Chỉ tình cảm với con khi con ngoan, thành tích tốt và đạt được kỳ vọng của cha mẹ mong muốn nhưng luôn mắng mỏ, lạnh lùng khi con thất bại hoặc sai từ đó khiến trẻ dễ bị rối loạn nhận thức giá trị bản thân mà chệch hướng.

Giao tiếp cư xử tự do khiến con trẻ mất đi các nhận thức về lễ nghi, về nguyên tắc, về kỹ năng cư xử hoặc theo kiểu mệnh lệnh lý trí, thiếu đi sự đồng cảm khiến trẻ sống trong lo âu, cô đơn, hoặc chống đối ngầm.

4. Do áp lực hoặc lộn xộn từ sự thay đổi xã hội nhanh chóng

Thế giới công nghệ, mạng xã hội, áp lực so sánh, bạo lực mạng khiến trẻ mất phương hướng, dễ tự ti hoặc hành vi bất ổn.

Nhiều trẻ mắc chứng lo âu xã hội, rối loạn tập trung, trầm cảm nhẹ, mất định hướng giá trị sống, nhưng cha mẹ không nhận ra kịp.

Con trẻ rẻ có rối loạn phát triển (tự kỷ, tăng động, rối loạn cảm xúc) đang ngày càng được nhận diện nhiều hơn không phải vì mới xuất hiện, mà do xã hội bắt đầu chú ý và phát hiện đúng hơn.

5. Thành tài không bằng thành người – thiếu giá trị cốt lõi

Cha mẹ đầu tư cho con thành “người có tài”, nhưng không chú ý đến việc con có trở thành người có trách nhiệm, kiên cường, biết yêu thương, kiên trì, nhẫn nại, vượt khó, biết sống tử tế với chính bản thân con, với gia đình và xã hội hay không.

Con trẻ Trẻ được tung hô kỹ thuật số nhưng thất bại trong giao tiếp thực tế, kỹ năng làm người, kỹ năng thích ứng nên dễ mong manh và gãy đổ khi gặp khủng hoảng, stress, hoặc chỉ trích.

💡 Vậy nên cha mẹ cần thấu hiểu để dạy con đúng

✅ Cốt lõi trong nuôi dạy con : Phải lấy nền tảng tâm lý, nhân cách, cảm xúc làm gốc . Vì Tài năng là quả ngọt, nhưng gốc rễ phải là tâm hồn vững chắc.

✅ Đầu tư chất lượng chứ không phải là số lượng: Học ít lại, nhưng học đúng cái con cần để con có thời gian chơi, thở, sống và cảm nhận cuộc đời của chính con

✅ Đồng hành chứ không áp đặt: Hiểu con là ai, yêu con vì con là chính mình chứ không phải vì thành tích con đạt được.

✅ Là người dẫn dắt đúng cho sự phát triển của con: Dẫn dắt bằng giá trị sống, kỹ năng sống và nhân cách chuẩn mực trước khi dạy con cạnh tranh hay chiến thắng.

1. Áp lực từ thiếu hụt các năng lực tự phát triển bản thân

Tư duy nhận thức chậm: Loay hoay trong tự nhận thức các vấn đề tương tác học tập và cuộc sống, không biết cảm nhận và học hỏi từ môi trường sống và trong học tập trường lớp, không tự có tư duy đón đầu và xử lý tình huống, giải quyết vấn đề gặp phải.

Không có khả năng tự lập: Các khả năng tự lập trong mọi công việc từ phục vụ bản thân, học tập cho đến các tương tác xã hội yếu kém thậm chí không có dẫn đến sự thụ động hoặc căng thẳng sợ hãi khi bị loay hoay

Nhẫn nại và vượt khó không có: Không thể kiên trì, nhẫn nại được trong các hoạt động công việc đặc biệt học tập từ đó khiến phát triển lộn xộn cả trí não, cảm xúc, hành vi hoặc không chịu được chút khó khăn, chút thất bại nên tổn thương dằn vặt hoặc buông bỏ chống đối

Không có kỹ năng đón đầu và tự giải quyết vấn đề: Bất kỳ vấn đề gì trong tương tác gia đình và xã hội, tương tác trong môi trường học tập hoặc các vấn đề khác trong cuộc sống luôn không biết đón đầu để vận hành cư xử, để xử lý và giải quyết gây căng thẳng, gây sợ hãi.

Không có kỹ năng sống và các kỹ năng mềm tự vận hành bản thân trong môi trường sống: Loay hoay mọi thứ, mất phương hướng trong từ nhận diện và cảm nhận bản thân đến các vấn đề phát sinh trong cuôc sống từ đó tạo sự lộn xộn chồng chất gây ra sự hoang mang chồng chất.

Không có kỹ năng kiểm soát bản thân: Không thể sàng lọc xấu và kiểm soát bản thân với các vấn đề tiêu cực nơi trường lớp và xã hội…Còn rất nhiều các áp lực thiếu hụt khác mà mỗi con trẻ sẽ có các màu sắc riêng.

💡 Vậy nên cha mẹ cần thấu hiểu

✅ Người lớn áp lực các vấn đề từ bản thân, từ quan hệ bạn bè, từ gia đình, từ sự yếu kém phát triển bản thân thì con trẻ cũng vậy nhưng nó sẽ áp lực hơn vì nó chưa đủ trải nghiệm để có được sự chịu đựng hoặc sự có thể vượt qua như bố mẹ

✅ Người lớn có thể có khả năng cảm nhận được thiếu hụt của bản thân, có thể cảm nhận được vấn đề của mình nhưng con trẻ rất khó để chúng có khả năng nhận diện được nên người lớn mông lung mất phương hướng nhưng con trẻ

2. Áp lực học tập và thành tích

Lịch học dày đặc nhưng không đích đến: Học chính khóa, học thêm, kỹ năng, ngoại ngữ, thể thao, nghệ thuật…tràn lan thời gian hết ngày này sang tháng khác mà không có lộ trình mục tiêu cần trong từng thời điểm, tưng giai đoạn đúng với màu sắc và độ tuổi của con.

Bị cha mẹ, ông bà so sánh với bạn bè, anh chị em, “Con nhà người ta” hoặc tự bản thân kỳ vọng so sánh nhuwg không đạt được như ‘Con nhà người ta”

Hay mắc sai lầm hoặc thất bại điểm số, thành tích nên bị cha mẹ la hét, chỉ trích hoặc bản thân sợ thất bại, sợ làm cha mẹ buồn lòng.

💡 Vậy nên cha mẹ cần thấu hiểu

✅ Không phải cứ học nhiều là con giỏi và càng không phải cứ con học giỏi là sẽ thành công hay hạnh phúc. Vì rất nhiều người học bình thường nhưng khi ra đời vẫn thành công hơn người học giỏi

✅ Thành tích từ sự bị gò ép hoặc do lò luyện lặp đi lặp lại không thể thay thế sự tự tin, đam mê và khả năng tự học. Vì đó mới là nền tảng lâu dài cho sự tự phát triển của chính con trên chiến trường cuộc đời con

✅ Áp lực học tập liên tục dễ dẫn đến rối loạn lo âu, mất ngủ, mất động lực học và động lực sống

3. Áp lực từ sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ

Áp lực trong che giấu bản thân: Trẻ không dám thể hiện bản thân thật. Chúng uôn cố để làm sao “được lòng” người lớn và cố để che giấu các yếu kém, các áp lực vào bên trong để tự mình cam chịu

Áp lực khi ám thị và dán nhãn bản thân yếu kém: Luôn cảm thấy mình “chưa đủ giỏi” từ đó luôn suy nghĩ quá vấn đề để dằn vặt với mỗi sai lầm dù rất nhỏ.

Áp lực che dấu lỗi và thất bại: Luôn cầu toàn quá và sợ sai từ đó mất tự do trong suy nghĩ gây ra sự giới hạn sự tự phát triển mở rộng kiến thức và trí tuệ, kỹ năng, khả năng toàn diện.

Chống đối làm ngược với kỳ vọng của cha mẹ để kéo bản thân xuống.

💡 Vậy nên Cha mẹ cần thấu hiểu

✅ Trẻ cần được chấp nhận vì chính con là con, không phải vì những gì con làm được.

✅ Kỳ vọng là tốt, nhưng ép buộc kỳ vọng là gánh nặng.

✅ Hãy thay câu “Con phải…” bằng “Con muốn…” để giúp con được chủ động lựa chọn.

4. Áp lực từ công nghệ và mạng xã hội

Sống trong áp lực của sự mong muốn và tự ti: Dễ bị so sánh ngoại hình, hưởn thụ cuộc sống với người khác trên mạng hoặc tự bản thân kỳ vọng mong muốn phải được như những người mà mình hâm mộ hoặc thần tượng. Nhưng không hài lòng sẽ thậy tự ti trong tổn thương mình xấu xí, mình nghèo quá.

Sống trong áp lực sống ảo: Phải làm sao “trông đẹp”, “nổi bật”, “cool”, “giỏi”, “viral” giống những người trên mạng và không đạt được sẽ tự ti thu mình hoặc oán trách tại sao không thể như người ta.

Sống trong sự bắt chước tiêu cực vô thức: Không có khả năng sàng lọc và ứng phó nên có thể bị bắt nạt, cô lập, hoặc cuốn vào nội dung tiêu cực trên mạng xã hội

💡 Vậy nên Cha mẹ cần thấu hiểu

✅ Trẻ lớn lên trong môi trường số, nhưng chưa đủ kỹ năng tư duy nhận thức và quản lý cảm xúc khi sử dụng mạng.

✅ Thay vì cấm đoán cực đoan, hãy đồng hành, dạy con sử dụng mạng xã hội có chọn lọc và có giới hạn.

✅ Quan tâm đến sức khỏe tâm thần số của con vì dù nó là điều rất mới nhưng ngày càng quan trọng.

5. Áp lực giao tiếp và hòa nhập xã hội

Mối quan hệ bạn bè bất ổn: Nhút nhát không thể hiện được bản thân, Khó kết bạn, không có bạn thân, bị chê bai nói xấu, bị trêu trọc, bị tẩy chay, bị bạo lực học đường và luôn căng thẳng trong tâm lý sợ bị cô lập.

Giao tiếp cư xử kém: Giao tiếp qua mạng giỏi, nhưng lúng túng trong giao tiếp cư xử đời thực.

Nhút nhát, tự ti: Sợ bị chê cười, sọ bị phát hiện lỗi hoặc yếu kém nên không dám thể hiện chính kiến từ đó thu mình và khắc khoải trong nội tâm tự ti

💡 Vậy nên Cha mẹ cần thấu hiểu

✅ Kỹ năng xã hội không tự nhiên mà có vì nó cần được dạy, thực hành, và quan sát từ cha mẹ, từ tương tác xã hội.

✅ Tránh chê bai con là “nhút nhát”, “vô duyên”, “vụng về” mà thay vào đó nên khích lệ từng bước nhỏ.

✅ Môi trường học đường cũng có thể là nơi gây áp lực lớn về hòa nhập – nên chú ý lắng nghe chia sẻ từ con.

6. Áp lực khi cho rằng không được là chính mình và là nạn nhân của bị áp đặt

Áp lực từ suy nghĩ mình là nạn nhân bị áp đặt từ cha mẹ: Lúc nào cũng ấm ức, thấy bất công thậm chí bất mãn vì cho rằng bản thân Phải sống theo “mẫu lý tưởng” mà người lớn áp đặt. Không được chọn ngành học, sở thích, bạn bè, phong cách riêng, chẳng được làm cái gì mình muốn. Từ đó luôn trong sự cam chịu chấp nhận buông xuôi hoặc luôn căng thẳng phá ngang để chống đối lại, làm ngược lại.

Áp lực từ sự không nhận thức được, không cảm nhận được các vấn đề của bản thân: Không biết mình sai, không biết mình gây ra hậu quả, không cần biết ảnh hưởng đến ai hay vấn đề gì cứ bản năng theo ý của mình mà chẳng cần biết đúng sai. Từ đó cứ bị phê bình, phải sửa hoặc phải làm khác đi là biện hộ, đổ lỗi hoặc tỏ ra mình là nạn nhân của mọi vấn đề, của mọi người và của toàn thể giới.

Áp lực chỉ đòi sống theo ý mình với nhận thức thái quá hoặc lệch chuẩn: Luôn cho rằng mình đúng, mình chẳng cần phải thay đổi gì cả, mình có vấn đề gì đâu mà cha mẹ lắm chuyện, mình chỉ như thế thôi, mình thấy thế có sao đâu trong sự không đúng về quy luật sống thông thường.., từ đó luôn ấm ức hoặc nổi loạn thấy mọi thứ, mọi người xung quanh như đang gây áp lực, bắt ép mình vậy.

💡 Vậy nên Cha mẹ cần thấu hiểu

✅ Mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất – khác biệt không có nghĩa là sai. Nhưng phải dạy con biết nhận thức thế nào là duy nhất hay khác biệt đúng với quy luật phát triển của cuộc sống và con người.

✅ Cho con quyền lựa chọn, thử và sai, tự định hình bản thân là điều vô cùng quý giá. Nhưng phải dạy con cách nhận thức đúng của sai phải sửa và cách để sửa nó đúng

✅ Dạy cho con biết nếu con có khả năng tự thân phát triển đúng từ ý thức trách nhiệm chủ động, có mục tiêu và chăm chỉ, tư duy tích cực, sẵn sàng học hỏi để thay đổi và phát triển thì con sẽ được là chính mình, con sẽ hạnh phúc, vững vàng và sáng tạo bởi chính con. Nhưng nếu con vẫn lười biếng, bẩn thỉu, không chịu làm, không chịu học, tiêu cực, ham chơi thì bố mẹ phải thúc ép là chuyện đương nhiên.

💡 Cha mẹ cần làm gì để thấu hiểu và giảm áp lực cho con?

✅ Lắng nghe con mỗi ngày – không chỉ hỏi “Hôm nay học gì?” mà hãy hỏi “Hôm nay con thấy thế nào?”

✅ Cho con quyền tự quyết dần dần, thay vì kiểm soát mọi thứ.

✅ Thừa nhận cảm xúc của con là thật, dù con buồn vì điều nhỏ nhặt.

✅ Làm gương về cách quản lý áp lực, cảm xúc, và giữ cân bằng cuộc sống.

✅ Tìm chuyên gia tâm lý khi cần thiết, đặc biệt nếu con có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ kéo dài.

Việc phát hiện sớm các vấn đề tâm lý ở trẻ chính là yếu tố then chốt giúp con được can thiệp và đồng hành kịp thời. Tuy nhiên, phần lớn cha mẹ thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn các dấu hiệu ban đầu với “bướng”, “lười”, “khó dạy”, “dậy thì”… Dưới đây là các cách để cha mẹ phát hiện sớm vấn đề tâm lý ở con, kèm theo dấu hiệu cảnh báo phổ biến:

1. Quan sát hành vi hàng ngày – đừng bỏ qua sự thay đổi nhỏ để phát hiện các cảnh báo sớm

Tính khí thay đổi bất thường: Dễ cáu gắt, nóng giận vô cớ hoặc bỗng trở nên lầm lì, ít nói, chống đối, bất hợp tác

Né tránh tương tác trong gia đình và xã hội: Tự thu mình, không muốn chia sẻ: ít giao tiếp với người thân, tránh bạn bè, không muốn đi học hoặc gặp người lạ, chỉ chìm mình vào game và mạng xã hội

Rối loạn ăn ngủ: mất ngủ, ác mộng, ngủ li bì, ăn quá nhiều hoặc bỏ ăn.

Cảm xúc bất ổn: Hay nổi nóng tức giận, Dằn vặt hoặc chỉ đổ lỗi trong giận dữ mất kiểm soát, Hay khóc, lo âu..

Nhạy cảm quá mức: Dễ xúc động, dễ sợ hãi, sợ thất bại, tự ti về bản thân hoặc đề cao bản thân quá mức

Thành tích học tập giảm sút: Mất tập trung, không muốn học, không hoàn thành bài vở, học hành sa sút bất thường.

Hành vi cực đoan: Tự làm đau bản thân (cào cấu, bứt tóc, cắn tay…), nói về cái chết, nói những điều tiêu cực về cuộc sống.

Không có năng lượng: Than mệt, đau đầu, đau bụng không rõ nguyên nhân: đây là dạng rối loạn lo âu thể hiện qua cơ thể (somatic symptom disorder).

Bất ổn tron các mối quan hệ: Tạo hằn thù hoặc dằn vặt mình sai trong các mối quan hệ bạn bè, cha mẹ…

Ám ảnh và ám thị cao: Dễ bị ám ảnh hoặc ám thị lặp lại liên tục các vấn đề tiêu cực hoặc các hành vi, đồ vật gây ra sự hồi hộp, hoang mang hoặc muốn biến mình thành nhân vật nào đó theo chuyện hoặc phim ảnh

2. Chú ý đến các hành vi lặp đi lặp lại bất thường

Tăng động, bốc đồng, mất kiểm soát → có thể là rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Ám ảnh, cưỡng chế, lo lắng quá mức → có thể là rối loạn lo âu (OCD, GAD).

Khó khăn trong giao tiếp xã hội, tránh nhìn mắt, lặp lại lời nói → nên xem xét khả năng trẻ nằm trong phổ tự kỷ.

Trẻ có dấu hiệu sống khép kín, thiếu động lực, không còn niềm vui → có thể là trầm cảm nhẹ hoặc trầm cảm khởi phát sớm.

💡 Cha mẹ cần làm gì khi con có các dấu hiệu cảnh báo:

✅ Tạo môi trường an toàn để con có thể bộc lộ: Khi con không sợ bị mắng, bị so sánh, bị coi thường, con mới dám nói con đang buồn, mệt, chán nản, mất phương hướng.

✅ Hãy là người bạn tri kỷ của con: Chủ động hiện diện cùng con hàng ngày để tâm sự, nói chuyện và lắng nghe con chân thành làm chỗ dựa hoặc nút xả áp lực cho con.

✅ Đừng đợi đến lúc “con bị hỏng” mới chữa mà hãy cho con đến gặp chuyên gia Tâm lý để được phát hiện khuynh hướng tấm lý có vấn đề, phát hiện nguyên nhân và cách để ngăn chặn

💫 GÓC NHÌN CHUYÊN GIA TÂM LÝ PHẠM HIỀN CỦA CHA MẸ VÀ CÁC CON BỊ VẤN ĐỀ TÂM LÝ
1. Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền có khả năng khác biệt gì khi tư vấn tâm lý và trị liệu tâm lý cho con trẻ.
2. Khi tiếp cận để chuyên gia tư vấn hoặc trị liệu tâm lý cho con cha mẹ cần chú ý gì?

🌟 Được nhiều phụ huynh và cộng đồng biết đến không chỉ vì kinh nghiệm lâu năm mà còn vì phong cách tư vấn – trị liệu có tính “gây sốc tỉnh ngộ” nhưng hiệu quả.

🌟 Khả năng khác biệt của nằm ở sự kết hợp giữa chuyên môn lâm sàng sâu và , phương pháp can thiệp, trị liệu thực tế.

🌟 Khả năng ĐỌC VỊ đứa trẻ và cha mẹ chúng từ gốc rễ của vấn đề chứ không phải không qua biểu hiện bề mặt.

🌟 Khả năng ĐỌC TÊN rõ nét từng vấn đề với ngóc ngách các nguyên nhân mà thậm chí cha mẹ, các con không nhận ra hoặc mới chỉ lờ mờ nhận ra.

1. Khả năng “xuyên thấu vấn đề gốc” qua Quan sát – Trao đổi trực tiếp

✅ Năng lực nhìn xuyên qua lớp vỏ bọc hành vi (bướng, lỳ, ngỗ nghịch, nhút nhát, dễ khóc…) để “chạm” đúng gốc rễ tổn thương hoặc lệch chuẩn tâm lý của trẻ.

✅ Chỉ sau 10 – 20 phút, đã chỉ ra được nguyên nhân gốc khiến con chậm nói, chậm tư suy, lo âu, tăng động, trầm cảm, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc….hoặc tính cách lì bướng, chống đối, bất hợp tác, buông bỏ học tập, a dua xấu hoặc các khủng hoảng tâm lý khác mà họ đi hàng năm thậm chí vài năm không ai phát hiện ra.

2. Tư duy và quan điểm “Trị tận gốc” – Không chỉ chạy theo triệu chứng

Khác với nhiều trung tâm hoặc chuyên gia tâm lý khác chỉ giải quyết “mặt nổi” (ví dụ: con cáu giận → dạy con kiểm soát cảm xúc) Chuyên gia Phạm Hiền luôn đi thẳng vào tất cả các ngóc ngách căn nguyên bên trong để chặt bỏ từng chân rết gây ra vấn đề của con.

3. Quá trình trị liệu mang tính Tái cấu trúc sâu sắc cho cả con trẻ và phương pháp dạy con của cha mẹ chứ không chỉ sửa hành vi hoặc biểu hiện bên ngoài.

✅ Không vòng vo giáo điều mà dạy các con cách Trị liệu chính con từ nhận diện được vấn đề của mình, căn nguyên từ mình, căn nguyên từ xung quanh là lấy mình là trung tâm để điều chỉnh, điều khiển mọi thứ theo quỹ đạo đúng với quy luật khiến con không phải khổ sở trái chiều.

✅ Luôn có sự nhạy bén để bắt được các cơ hội vàng, các khoảnh khắc trong từng buổi tư vấn và trị liệu từ đó luôn có lộ trình mục tiêu trị liệu và kết quả cần đạt rõ ràng với từng con trẻ.

✅ Cha mẹ được tư vấn hướng dẫn để hiểu đúng, hiểu rõ nét tỉ mỉ từng vấn đề của con, từng căn nguyên và cách đồng hành cùng con để chặt bỏ từng chân rết gây ra vấn đề của con từ chính con, từ cha mẹ, từ trường lớp hoặc trong các môi trường sống khác ảnh hưởng đến con.

4. Phân tích tâm lý sắc bén – không theo mẫu lý thuyết cứng nhắc và đơn thuần

✅ Không máy móc theo “khuôn lý thuyết sách vở”, mà dựa vào trực giác kinh nghiệp nghề nghiệp trong tiếp cận quá nhiều cung bậc màu sắc các con và cha mẹ + logic phân tích nhạy bén chuyên sâu quy luật phát triển Tư duy nhận thức/ Tính cách/ Tâm lý/ Cảm xúc/ Hành vi/ Thái độ/ Kỹ năng/Khả năng của con trẻ để điều chỉnh liệu trình theo từng cá thể con trẻ trong từng giai đoạn trị liệu.

5. Coi trị liệu là Hành trình chuyển hóa cả gia đình – Không chỉ đứa trẻ

✅ Ngoài làm việc đơn lẻ với con trẻ thì Chuyên gia luôn bắt buộc phải làm việc với cả cha mẹ. Vì với kinh nghiệm gần 30 năm trong tiếp cận cha mẹ, con cái chuyên gia luôn khẳng định phần lớn tổn thương của con bắt đầu từ môi trường nuôi dưỡng. Ngoài ra giúp con tốt nhất cũng là khi cha mẹ phải hiểu vấn đề của con đến tận cùng và có phương pháp để giúp con mọi lúc, mọi nơi không phải chỉ trong hiện tại mà trong các độ tuổi tiếp theo.

✅ Con trẻ không thể hồi phục nếu gia đình không thay đổi. Do đó, trị liệu cùng chuyên gia Phạm Hiền là một “liệu trình tỉnh thức cả gia đình”. Trong đó cha mẹ sẽ: Hiểu mình đã sai/lệch chỗ nào/ Biết cách lắng nghe/ Biết phương pháp chữa lành cho con/ Có kỹ năng Xây lại mối gắn kết đã đứt gãy trong gia đình hoặc trong mối quan hệ cha mẹ, con cái.

💡 Vậy nên cần suy nghĩ kỹ tính phù hợp khi đến với chuyên gia:

➡️ Không chỉ là người “chữa trẻ”, mà là người “thức tỉnh cha mẹ và khôi phục sự gắn kết nguyên bản giữa con và người nuôi dưỡng”.

➡️ Chẩn đoán nhanh – sâu – đúng gốc nên sẽ chạm vào rất nhiều vấn đề tiềm ẩn không mong muốn được nghe của cả cha mẹ và con

➡️ Trị liệu từ căn nguyên tâm lý gốc chứ không “chữa ngọn” nên sẽ dẫn dắt cha mẹ, các con bằng sự thật đôi khi “chát chúa” nhưng cần thiết đê tạo cú hích chặt bỏ nhanh, dứt điểm rối nhiễu xung quanh vấn đề khiến con khổ sở

➡️ Đồng hành cùng cha mẹ trong việc trị liệu cho con như người bạn đồng chí hướng, không phán xét, không tô hồng nhưng rất nghiêm khắc với sự bắt buộc cha mẹ phải học tỉ mỉ phương pháp và đồng hành cùng tỉ mỉ theo chỉ dẫn

➡️ Để đạt nhanh hiệu quả tránh lãng phí tiền của, thời gian, công sức và cơ hội phục hồi của con chuyên gia khá khắt khe trong việc cha mẹ phải có niềm tin vào sự phục hổi của con để từ đó chiến đấu trong sự kiên trì, nhẫn nại, vượt khó thậm chí phải vượt qua rất nhiều áp lực từ sự rối nhiễu giữa đặt niềm tin hay lo sợ để có được sự vững tin và ý chí giúp con

Khi cha mẹ tiếp cận chuyên gia để tư vấn hoặc trị liệu cho con, chính thái độ và cách tiếp cận ban đầu của cha mẹ sẽ quyết định phần lớn hiệu quả tích cực hay tiêu cực của toàn bộ quá trình.

Đặc biệt khi làm việc với một chuyên gia như Phạm Hiền — Người có phong cách tư vấn thẳng, thật, và đào sâu gốc rễ thì sự chuẩn bị tâm thế đúng đắn nhất từ phía cha mẹ càng rất phải được coi trọng là quan trọng.

1. Hạ kỳ vọng Sửa con – Nâng nhận thức Hiểu con

ĐỪNG NÓI “Em mong chị chữa con em để nó nghe lời” – HÃY NÓI “Em muốn hiểu con hơn.” . Vì sau đó chuyên gia chắc chắn sẽ hướng dẫn cha mẹ chữa để con nghe lời từ chính sự đã hiểu con của cha mẹ

ĐỪNG NÓI ” Tại con, tại nó cố tình và em đã hết cách – HÃY NÓI “Em sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng đồng hành để con thay đổi và phát triển tốt nhất .”. Vì với chuyên gia thì chẳng có đứa trẻ nào cố tình ngược bố mẹ nếu nó đã biết là biết nó sai hoặc nó có bất ổn.

👉 Chuyên gia không phải là “người sửa lỗi” cho con – mà là người giúp cả cha mẹ và con bước vào hành trình chữa lành và tái kết nối.

2. Sẵn sàng lắng nghe điều mình không muốn nghe

✅ Chuyên gia sẽ nói thẳng – thật – đau để cha mẹ và con thức tỉnh từ đó có sự bứt phá nhanh nhất mà không phải là sự ru ngủ huyễn hoặc dễ nhất để mất đi cơ hội vàng được phục hồi cao nhất: “ Bố mẹ đang làm tổn thương con mỗi ngày.” hoặc ” Bố mẹ cứ thỏa mãn cảm xúc của mình để hủy hoại con à” hoặc ” Quan điểm dạy con của Bố mẹ đang là một tác nhân gây ra vấn đề này đấy, liệu có thay đổi được quan điểm không”.

✅ Chuyên gia cố tình chạm mạnh để va đập cảm xúc của cha mẹ đến tận cùng của kể cả là tiêu cực và nếu bạn sẵn sàng lắng nghe những điều ấy, dù khó chịu lúc đầu, bạn sẽ mở ra cánh cửa phục hồi cho con.

✅ Nếu bạn phản ứng bằng phòng thủ, tự ái, phủ nhận, bạn đang chặn đường thay đổi của chính con mình.

3. Đừng xem chuyên gia như “dịch vụ” phục vụ khách hàng – mà là “đồng minh”

✅ Nếu cha mẹ tiếp cận với tâm thế: “Mình đang thuê một chuyên gia để giải quyết một vấn đề.”→ bạn sẽ dễ mất kiên nhẫn, đòi kết quả nhanh, áp đặt kỳ vọng, đòi mình như thượng đế phải được thấu hiểu thì không nên lựa chọn chuyên gia Phạm Hiền. Vì chuyên gia làm việc về con người chứ không phải phục vụ dịch vụ khách hàng và chuyên gia càng không bao giờ vì tiền mà để phụ huynh điều khiển năng lực chuyên môn và tâm huyết của mình.

✅ Nếu cha mẹ tiếp cận với tâm thế xem chuyên gia là đồng minh cùng mình cứu lấy tâm hồn con: Cha mẹ sẽ cởi mở hơn, lắng nghe tích cực trọng sự sẵn sàng thay đổi bản thân, hợp tác bền bỉ, dài hạn. Đặc biệt hiểu rõ nét hơn về quan điểm của chuyên gia khi vào cuộc thực sự và thực tế bằng sự đến cùng giúp con.

4. Chuẩn bị đầy đủ thông tin – nhưng không tô hồng hay che giấu

✅ Khi gặp chuyên gia, cha mẹ cần: Kể trung thực quá trình phát triển, tính cách, hành vi, bệnh sử, trải nghiệm của con.

ĐỪNG NÓI: “Con nhà tôi ngoan, chỉ thỉnh thoảng cáu thôi…” nếu thực tế là trẻ đập phá, hét la. Không tô hồng mình (“Tôi làm gì cũng vì con”) nếu biết mình từng đánh mắng, trừng phạt con quá mức vì chuyên gia sẽ đọc vị được nó đúng hay chưa đúng rất thẳng thắn. Đồng thời cần chất lượng trị liệu cao nhất, nhanh nhất nên HÃY NÓI Càng minh bạch – càng dễ trị liệu trúng đích.

5. Coi con là con người – không phải “dự án sửa chữa”

ĐỪNG NÓI: “Em đã tốn biết bao nhiêu tiền rồi mà con chẳng thay đổi.” hay: “Nó thế này là xấu hổ với nhà nội – nhà ngoại.”. HÃY NÓI “Em sẽ luôn nỗ lực nếu được hướng dẫn phương pháp”

👉 Những câu như vậy khiến trẻ cảm thấy mình là gánh nặng, và chuyên gia cũng khó tiếp cận trẻ.

6. Cho phép quá trình thay đổi có thời gian – không ép kết quả ngay

✅ Có cha mẹ sau vài buổi trị liệu liền hỏi: “Sao con vẫn còn khó chịu?”. Có người nóng ruột, muốn thấy kết quả ngay trong từng buổi. Chính điều này tạo áp lực cho con và cả chuyên gia.

✅ Hãy hiểu rằng: Tổn thương tâm lý là thứ sâu và dai dẳng. Thay đổi tâm lý của đứa trẻ không phải chỉ là biểu hiện cảm xúc hay hay hành vi hiện hữu mà là hành trình thay đổi từ lối tư duy nhận thức trong từng ngóc ngách vấn đề và ngóc ngách căn nguyên – không phải món đồ “mua xong có hàng” càng không phải như ” Sửa chữa đồ điện tử vói hỏng hóc nhẹ”

7. Gieo niềm tin cho con trước khi trị liệu

ĐỪNG DỌA “Đưa con đến bác sĩ tâm lý đó, xem có bị điên không!” HÃY NÓI “Mẹ có người bạn rất tâm huyết giúp những bạn đang buồn, đang mệt. Mình thử đến chơi và chia sẻ với bác ấy nhé.”

ĐỪNG NÓI “Gặp bác Phạm Hiền để con được dạy dỗ không bướng nữa!” HÃY NÓI “Bố mẹ cũng đang học cách làm cha mẹ tốt hơn. Cả nhà cùng học để làm bạn giúp nhau cùng vui và hạnh phúc nhé.”

👉 Điều này giúp con mở lòng, không phòng thủ, và hiệu quả trị liệu sẽ đến nhanh hơn nhiều.

8. Cha mẹ xác định bị chạm vào sự thật trần trụi mà cha mẹ thường né tránh

✅ Các sai lầm của con từ con.

✅ Các sai lầm của ông bà, cha mẹ khiến con như vậy.

✅ Các sai lầm thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác khiến con bị như vậy.

👉 Điều này giúp mổ xẻ để tìm ra từng ngóc ngách của vấn đề và ngóc ngách của từng căn nguyên trong từng vấn đề của con.

9. Không chỉnh hành vi – mà tái lập nền móng tâm lý nên nó đòi hỏi cả cha mẹ, các con phải va đập khá nhiều trong hiện thực và cả trái chiều

✅ Chuyên gia Không có quan điểm “sửa con” cho nghe lời răm rắp, không “ép con” học giỏi theo kỳ vọng của con hay của cha mẹ mà chữa cái gốc trong cấu trúc tâm lý, cảm xúc, hệ giá trị của con.

✅ Với chuyên gia thành tích không quan trọng bằng sự ổn định và lành mạnh từ bên trong nội tâm và tinh thần của con trẻ nên trị liệu không phải để con “trở nên dễ dạy”, mà để con biết tự hiểu mình, tự điều hướng cuộc sống của chính con trong tự nhận thức và tự chuyển hoá tiêu cực, tự biết giải quyết nó tận gốc.

10. Bắt buộc với Tái thiết lại mối quan hệ cha mẹ – con cái như một “liệu trình gia đình”

✅ Nhiều cha mẹ ban đầu đến với chuyên gia với suy nghĩ: “Cứ chữa cho con là được.” -> Nhưng sau đó nhận ra cả nhà phải cùng trị liệu.

✅ Cả gia đình phải có sự kết hợp cao trong sự cùng nhau đồng hành cùng con vì chuyên gia sẽ cần phải làm việc cả với cha, với mẹ, với ông bà – nếu đó là người nuôi dạy mà có yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề của con.

✅ Đặc biệt chuyên gia sẽ ngăn chặn triệt để quan điểm của gia đình khi cho rằng khi con bị bệnh thì phải vuốt ve, phải đáp ứng tất cả các đòi hỏi của con. Vì đòi hỏi cũng là một tác nhân lớn khiến con mất kiểm soát hơn trong cả nhận thức, cảm xúc, hành vi. Với chuyên gia “Nếu không thay đổi cách yêu thương con bằng đáp ứng và lựa hoàn toàn theo các yếu điểm của con – thì dù con có đỡ hôm nay, cũng sẽ tái lại mai sau.”

11. Mỗi đứa trẻ là một “mã tâm lý riêng” – không áp dụng công thức vô thức

ĐỪNG BAO GIỜ NÓI ” Căn cứ vào đâu mà chuyên gia nói như vậy” hoặc “Chuyên gia phải cho tôi một công thức chuyên môn để đo lường mức độ của con tôi chứ”. Vì Cảm xúc và tâm lý của đứa trẻ không thể đo lường và nó luôn chuyển động lên xuống, rẽ ngược xuôi liên tục.

ĐỪNG KỲ VỌNG ” Áp dụng phương pháp nếu đúng thì con phải thay đổi ngay chứ” hoặc ” Sao không cho tôi một công thức dễ áp dụng một chút”. Vì hãy nhớ con là con người không phải một cỗ máy có thể tháo dỡ, lắp đặt lại theo ý muốn.

12. Chuyên gia “nói thay tiếng lòng của con” – tạo kết nối rất đặc biệt với trẻ

Nhiều cha mẹ chứng kiến cảnh: Chuyên gia Phạm Hiền chỉ nói vài câu, trẻ ôm chị khóc, hoặc bỗng nhiên cởi mở và chia sẻ những điều chưa từng nói ra mà tường rằng chuyên gia bênh vực sai lầm của con . Vì chỉ đơn giản bác ấy có khả năng “đọc vị cảm xúc thầm lặng” của trẻ – những điều con không biết diễn đạt bằng lời, nhưng đang bộc lộ bằng ánh mắt, cử chỉ, tính cách, cảm xúc, thái độ, hành vi hoặc gồm cả là từ sự im lặng của chúng.

13. Không thỏa hiệp với sai lệch – nhưng không phán xét

✅ Rất thẳng thật – thậm chí làm phụ huynh “khó chịu” hoặc “ngượng ngùng” khi chỉ ra lỗi sai của họ ảnh hưởng đến con. Nhưng điều khác biệt là: không phán xét, không mạt sát, mà dẫn dắt bằng tỉ mỉ, chi tiết từ sự tâm huyết đến cùng và rõ ràng nhất.

✅ Thái độ của chuyên gia “Không cần các bố mẹ phải hoàn hảo. Nhưng nếu không sửa các sai lầm của mình trước con , thì đừng đòi con phải thay đổi hay phát triển tốt.”

14 . Liệu trình trị liệu là hành trình sống – không phải dịch vụ

✅ Đừng muốn có lộ trình sẵn có một lần: Vì mỗi hiện trạng con trẻ là mỗi lộ trình khác nhau trong từng giai đoạn.

✅ Đừng hỏi mất thời gian bao lâu: Vì không “đóng gói theo buổi” mà sẽ đánh giá sự thay đổi của con theo từng buổi, từng tuần để đưa ra mục tiêu tiếp theo.

✅ Đừng muốn chuyên gia vẽ ra cam kết hứa hẹn vì bác thường chỉ có một lời “Nếu thật lòng muốn giúp con thay đổi – Bác sẽ nỗ lực đi cùng cha mẹ. Còn nếu mong có phép màu – Bác không có.”

💡 Vậy nên cần suy nghĩ kỹ tính phù hợp

➡️ Phong cách tư vấn: Mạnh – Thẳng – Thật – Không an ủi và chỉ dẫn, định hướng chuyên sâu quyết đoán.

➡️ Đối tượng trị liệu: Con trẻ trị liệu tái cấu trúc toàn diện – Cha mẹ trị liệu tái cấu trúc tương tác và dạy con toàn diện.

➡️ Phương pháp: Cá thể hoá – Không rập khuôn công thức.

➡️ Trọng tâm trị liệu: Gốc nhận thức và tâm lý – Không chạy theo hành vi.

➡️ Mối quan hệ với trẻ: Gắn kết tự nhiên – không ép buộc nhưng rất nghiêm túc và nghiêm khắc tạo cho trẻ nội lực tự thay đổi.

➡️ Cam kết: Không vẽ lời hứa – Nỗ lực làm đến đâu rõ đến đó.

✅ Hiệu quả trước và sau khi trẻ được tư vấn hoặc trị liệu với chuyên gia Phạm Hiền thường rất rõ rệt — Không chỉ ở sự thay đổi của đứa trẻ, mà còn ở sự chuyển biến nhận thức và hành vi của cha mẹ. Điểm đặc biệt là sự thay đổi ấy thường đến từ sự tác động thẳng vào “gốc rễ” vấn đề, chứ không chỉ xử lý phần ngọn như thường thấy.

✅ Câu nói mà nhiều cha mẹ chia sẻ: “Em đến tìm bác Hiền để chữa con, nhưng cuối cùng chữa được cả chính em” hoặc “Điều tuyệt vời nhất không phải là con thay đổi, mà là cả nhà cùng hồi sinh”

1. Trước khi tư vấn – cha mẹ thường nói gì?

✅ Con em bướng lắm, không nghe lời, cứ cãi lại mẹ.

✅ Nó học kém, lười học, không tập trung được gì cả.

✅ Cháu nhà em rất nhút nhát, không dám nói chuyện với ai.

✅ Con lì và bướng lắm, luôn chống đối khiến em phát điên.

✅ Nó cứ ở nhà thu mình, không muốn ra khỏi phòng.

✅ Con em hay nổi cáu, đánh em, em lo con bị tự kỷ hoặc tăng động.

✅ Em cạn lời và hết cách rồi, không biết dạy con kiểu gì nữa.

✅ Con em chống đối và gây rối khiến thầy cô kêu ca , các bạn kỳ thị.

👉 Lúc này, đa số cha mẹ chỉ nhìn thấy vấn đề ở hành vi của con, và thường mong chuyên gia “sửa” con giùm mình.

2. Trong quá trình tư vấn, trị liệu – phản ứng ban đầu thường là… “bị sốc”

✅ Bác nói thẳng quá, em nghe mà đau tận tim. Nhưng đúng thật, em toàn mắng con mà không hiểu nó đang khổ.

✅ Lúc đầu em tưởng bác đang chỉ trích mình, nhưng càng nghe càng thấy xấu hổ, vì đúng là bao năm qua mình sai quá nhiều.

✅ Em cứ tưởng con mình có vấn đề, ai ngờ chính em mới là người cần được chữa.

✅ Lúc đầu em tưởng mình đẻ ra con thì phải hiểu con hơn bác. Nhưng bác đã vạch ra từng góc tối trong tâm lý của con, mà em chưa bao giờ nhìn ra.

👉 Đây là giai đoạn “đập vỡ ảo tưởng” – nhiều cha mẹ phải đối diện với lỗi hệ thống trong cách nuôi dạy, cách yêu thương, và cả tổn thương vô thức mà chính mình đang truyền cho con.

3. Sau một thời gian đồng hành – phản hồi của cha mẹ thay đổi hoàn toàn:

📣 CHA MẸ NÓI

✅ Em không còn cáu gắt với con như trước nữa, mà biết ngồi xuống nhẫn nại nói chuyện với con. Chính vì vậy mẹ con không xung đột và em cũng không bị áp lực phát điên lên.

✅ Con bây giờ ôm mẹ và nói “Con yêu mẹ” – điều mà trước đây chưa bao giờ xảy ra.

✅ Trước kia con học mà khóc, phải thúc ép mệt mỏi nhưng giờ con tự giác, tự học, và tự tin trình bày quan điểm, ý kiến.

✅ Trước kia con rất kích kỷ nhưng bây giờ Con biết chia sẻ, biết nhận lỗi, biết xin lỗi và tha thứ.

✅ Khi tâm lý con được tháo gỡ thì học tập con ham học hơn và có ý chí hơn rất nhiều

✅ Khi trị liệu tâm lý toàn diện thì đúng như bác nói Tư duy nhận thức con tốt hơn, kỹ năng và khả năng thể hiện mình tốt hơn nên con cân bằng tích cực được tính cách, tâm lý, cảm xúc, hành vi. Điều mà trước đây em cứ nghĩ là bản tính khó di dời của con.

✅ Vợ chổng em không cãi nhau vì trái chiều dạy con nữa nên Gia đình em như bắt đầu lại từ đầu – hiểu nhau hơn, yêu nhau đúng cách hơn.

📣 CON TRẺ NÓI

✅ Con thấy nhẹ lòng hơn khi có người nghe con thật sự.

✅ Con không còn sợ mẹ la như trước, vì mẹ giờ lắng nghe con nhiều hơn.

✅ Con thích đến gặp bác vì bác giúp con luôn thấy tự tin vào chính con

✅ Bác Phạm Hiền giúp con biết là con không phải đứa trẻ xấu và hư

✅ Con biết cách để không nổi giận và biết yêu thương mình hơn

✅ Con không còn thấy áp lực từ bố mẹ và thầy cô nữa

✅ Con đã biết các yếu điểm của mình và con muốn thay đổi nó

✅ Con không sợ bác Phạm Hiền vì bác nghiêm nhưng bác cho con biết sự thật về con để con thay đổi tốt nhất

✅ Con đã không còn thấy ám ảnh hay sợ hãi nữa vì con biết biến nó thành thứ gì đó thú vị hơn

✅ Con thấy việc làm phiền và gây rối thầy cô, bạn bè khiến con bị thiệt thòi hơn là vui

👉 Đặc biệt, nhiều trẻ tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu, hoặc tổn thương nặng sau quá trình trị liệu dần hồi phục, giao tiếp được, vui vẻ hơn, học tốt hơn, và sống “thật là trẻ con” trở lại.

4. Con thay đổi như thế nào sau liệu trình tư vấn, trị liệu

📚 Về tâm lý – cảm xúc của con trẻ trước và sau tư vấn, trị liệu

✅ Lo âu, sợ hãi, rối loạn cảm xúc -> Bình ổn cảm xúc, biết diễn đạt điều mình nghĩ và cảm thấy

✅ Tự ti, thu mình, không dám nói -> Tự tin hơn, dám trình bày ý kiến, chủ động kết nối

✅ Nóng nảy, cáu giận, phản kháng -> Biết kiềm chế, biết nói “Con đang tức” thay vì đánh hoặc la

✅ Không bộc lộ cảm xúc thật -> Biết chia sẻ, mở lòng với cha mẹ và người thân

📚 Về hành vi – giao tiếp xã hội của con trẻ trước và sau tư vấn, trị liệu

✅ Trốn học, lười học, mất tập trung -> Hứng thú học tập, tự giác hơn, cải thiện kết quả học tập

✅ Bướng, không nghe lời, chống đối -> Biết hợp tác, lắng nghe, cư xử đúng mực

✅ Ngại tiếp xúc người lạ, né tránh xã hội -> Tham gia nhóm, chơi cùng bạn, mạnh dạn hơn

✅ Có hành vi gây rối: đánh em, đập phá, la hét -> Ổn định hành vi, kiểm soát bản thân, sống hòa đồng

✅ Nghiện game, thuốc, a dua xấu -> Ngắt bỏ game, thuốc, các tệ nạn và không gây gổ đánh nhau

📚 Về quan hệ với cha mẹ, gia đình trước và sau tư vấn, trị liệu

✅ Con – cha mẹ căng thẳng, hay cãi vã -> Biết lắng nghe nhau, đối thoại nhẹ nhàng

✅ Con không chia sẻ, hay nói dối, trốn tránh -> Con chủ động kể chuyện, thành thật

✅ Cha mẹ cảm thấy bất lực, mất kết nối -> Cha mẹ hiểu con, cảm thấy gắn bó trở lại

✅ Gia đình xung đột vì cách dạy con -> Gia đình có tiếng nói chung, hỗ trợ nhau nuôi dạy

📚 Về nhận thức và giá trị sống trước và sau tư vấn, trị liệu

✅ Trẻ không có mục tiêu rõ ràng, sống buông xuôi -> Trẻ có định hướng rõ ràng, biết điều mình muốn.

✅ Trẻ chỉ hành động theo ép buộc, không hiểu “tại sao” -> Trẻ có khả năng tư duy, phản biện, và lựa chọn đúng sai.

✅ Trẻ cảm thấy mình “vô dụng” hoặc “xấu xa” -> Trẻ cảm nhận được giá trị bản thân, biết yêu thương chính mình

✅ Trẻ hành xử theo bản năng, cảm xúc chi phối -> Trẻ biết dừng lại, suy nghĩ, và lựa chọn hành vi phù hợp

🌟 TÓM TẮT VỀ ĐÍCH ĐẾN VÀ HIỆU QUẢ

💡 Hiệu quả đặc biệt từ chiều sâu chuyên môn và tâm huyết

✅ Đi thẳng vào gốc rễ, nên thay đổi là sâu sắc và có tính tái cấu trúc tâm lý.

✅ Trẻ được lắng nghe, học cách tự chữa lành, thay vì bị đánh giá hay chỉnh sửa hành vi tức thời.

✅ Cha mẹ được “trị liệu song song” khi được dẫn dắt thay đổi tư duy, phong cách nuôi dạy, học cách đồng hành đúng với đứa con cụ thể của mình.

✅ Không chữa cho trẻ như “một ca bệnh”, mà khôi phục lại mối quan hệ cha mẹ – con cái.

✅ Liệu trình dựa trên thực chất – tiến bộ là rõ ràng, từng bước, từng giai đoạn.

💡 Nỗ lực đồng hành để Đạt được đích đến nhanh nhất cho con và cha mẹ

Trước trị liệu: Con rối loạn, cha mẹ bất lực, gia đình căng thẳng, mối quan hệ đứt gãy.

Sau trị liệu: Con ổn định, cha mẹ thấu hiểu, gia đình gắn kết, hành trình phát triển tiếp tục với nền tảng lành mạnh.

👶 VỚI CON TRẺ

✅ Tự tin và chủ động tương tác

✅ Giao tiếp tự nhiên hơn

✅ Kiểm soát cảm xúc tốt hơn

✅ Có mục tiêu học tập rõ ràng

✅ Gắn bó, gần gũi với cha mẹ

✅ Có trách nhiệm và yêu bản thân, yêu gia đình

✅ Có cảm nhận và bộc lộ cảm xúc tốt

✅ Cầu thị thay đổi và có mục tiêu làm chủ chủ phát triển bản thân

✅ Khả năng tự phát triển toàn diện tốt

✅ Đời sống tinh thần cân bằng, ổn định và vui vẻ

👥 VỚI CHA MẸ

✅ Biết lắng nghe và thấu hiểu con đúng

✅ Biết làm chủ cảm xúc bản thân

✅ Có phương pháp dạy con toàn diện

✅ Có mục tiêu và định hướng phát triển rõ ràng cho con

✅ Hiểu con từ gốc cách dạy con

✅ Biết cách tự chữa lành cho mình, cho con và cho gia đình

MỖI CON TRẺ LÀ MỘT MÓN QUÀ CỦA CHA MẸ -> HÃY MỞ NÓ RA MỘT CÁCH CẨN TRỌNG – HÃY NUÔI DƯỠNG NÂNG NIU NÓ ĐÚNG CÁCH – HÃY GIÚP NÓ GIA CÔNG VÀ BẢO DƯỠNG ĐỜI SỐNG TINH THẦN TRONG TỪNG ĐỘ TUỔI -> ĐÓ MỚI LÀ NHỮNG GÌ NÓ CẦN NHẤT ĐỂ TỰ PHÁT TRIỂN ĐÚNG NHẤT.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Tư vấn/Trị liệu tâm lý cho con
Hẹn giờ tư vấn
Hình thức