Kỹ năng ứng xử với mẹ chồng
Nhiều người khi kết hôn vẫn thường lo ngại vấn đề muôn thuở “mẹ chồng – nàng dâu”. Vậy làm sao để mối quan hệ này không còn khoảng cách?
1. Mẹ chồng nói nhiều
Người già thường hay lo lắng mọi thứ đặc biệt khi dâu mới bước về nhà, các mẹ lo lắng con dâu sẽ không lo được chu toàn mọi việc nên thường muốn can dự vào mọi thứ. Nhưng đừng vội bực dọc mà hãy lắng nghe ý kiến của mẹ chồng. Tất nhiên người già sẽ có nhiều kinh nghiệm nên việc lắng nghe sẽ giúp bạn có thể rút được nhiều kinh nghiệm. Bạn cần quan tâm, gần gũi mẹ chồng giống như mẹ đẻ, tâm sự những điều bạn nghĩ thì khoảng cách sẽ dần được cải thiện hơn. Nếu từ ngữ mẹ chồng nói ra khá khó chịu thì đừng để ý quá bởi vì khi bực tức con người có xu hướng muốn tìm cách để “xả”. Hãy hòa nhã, thân thiện để xoa dịu sự bực tức của mẹ chồng nhé!
2. Mẹ chồng tỏ ra chi ly tính toán
Các cụ thường hay tiết kiệm và có cách chi tiêu hợp lý để “có của để dành” phòng khi có việc hay đau ốm. Mới đầu bạn có thể thấy khá khó chịu với cách tính toán chi ly từng khoản một như vậy. Nhưng đó cũng chính là cách bạn chi tiêu hợp lý trong gia đình. Cũng có nhiều trường hợp mẹ chồng “quá tiết kiệm” thì bạn hãy khéo léo nói: “Mẹ dạy con cách chi tiêu với ạ”. Chắc chắn mẹ chồng sẽ hướng dẫn bạn cụ thể. Khi đó bạn chỉ cần nhẹ nhàng góp ý thì chẳng có mẹ chồng nào giận được cả mà ngược lại các cụ còn khen.
3. Khi mẹ luôn nghiêng về phía em chồng
Mẹ đẻ thường rất chiều và bênh vực bạn đúng không. Với em chồng cũng vậy, mẹ chồng sẽ tin tưởng và chiều cô ấy hơn con dâu là điều đương nhiên. Đừng dằn vặt về điều này mà hãy xem đó là điều bình thường. Chị dâu em chồng cũng có thể thân thiết với nhau bằng các sở thích mua sắm, bình luận bộ phim hay trận bong. Bạn thân thiết với gia đình chồng như gia đình ruột thịt của mình thì bạn sẽ nhận được sự yêu mến của họ rất nhiều.
4. “Con có hỏi ý kiến của mẹ đâu”
Câu này giống như lời khẳng định mẹ chồng không cần thiết phải đưa ra ý kiến cho vấn đề của bạn. Tốt hơn, bạn nên nghĩ ý định của mẹ là tốt, và đơn giản chỉ cần cảm ơn ý kiến của bà, thay vì cự tuyệt nó. Tất nhiên, bạn vẫn có thể làm mọi việc theo ý mình sau đó – vì bạn là người đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu mẹ chồng vẫn tiếp tục góp ý kiến, hãy nói “Cảm ơn mẹ, nhưng chúng con đã quyết định rồi ạ”.
5. “Sao mẹ không dạy con trai mình biết…”
Đừng bao giờ kéo mẹ chồng vào cuộc chiến trong hôn nhân của bạn. Mâu thuẫn của 2 vợ chồng tốt nhất nên tự giải quyết. Cũng như có thể có nhiểu vấn đề chồng bạn không biết hoặc vô tâm nhưng cũng đấy lôi những điều đó ra để ca than với mẹ chồng.
6. “Tết nhà con vui hơn nhiều…”
Khi bạn lấy chồng hãy coi đó chính là một gia đình ruột thịt và nơi mà bạn gắn bó phần đời còn lại. Nếu có sự so sánh chứng tỏ bạn và gia đình nhà chồng đang có những khoảng cách. Thậm chí có thể có những xa cách nhưng cũng không nên nói ra bằng lời.
7. “Chúng con bận lắm, không đến gặp mẹ được đâu”
Ai cũng có công việc riêng bận rộn nên để vợ chồng con cái có thời gian thăm hỏi, đi chơi cùng ông bà là điều khó khăn. Nhưng đừng nói lúc nào cũng bận mà hãy chú ý sắp xếp thời gian để thi thoảng cả nhà cùng đi chơi, du lịch. Điều đó giúp bạn cải thiện mối quan hệ với gia đình chồng nhiều hơn.
8. “Con không thể ăn nổi thứ này”
Ngay cả khi bạn có vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tôn giáo hay sức khỏe không hợp với cách nấu nướng của mẹ chồng, hãy tìm một cách khác, thân thiện hơn để cho bà biết điều đó. Thực phẩm là nền tảng quan trọng trong hầu hết các gia đình châu Á. Bạn nói không thể ăn được món gì đó do mẹ chồng nấu chẳng khác nào bạn phủ nhận khả năng nấu nướng của bà. Nếu chỉ là vấn đề khẩu vị, hãy thử nếm món đó. Bạn sẽ ngạc nhiên vì việc làm đơn giản đó có thể giúp mình tránh được một cuộc chiến tranh lạnh.
Xem thêm: Tư duy quyết định trí tuệ sống của bạn
Trả lời