Vợ chồng không thể tránh khỏi có những lúc xung đột, mâu thuẫn. Tuy nhiên sau những mâu thuẫn ấy đôi khi làm ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng. Vậy làm sao để tránh mâu thuẫn trong hôn nhân?
Hãy tranh luận, đừng tranh cãi
Tranh luận là cả 2 bên cùng bình tĩnh ngồi xuống với nhau lắng nghe, phân tích vấn đề. Làm sao đó để vấn đề rõ ràng và cả 2 bên cùng hiểu rõ vấn đề. Trạnh luận là bàn bạc và đưa ra quan điểm chứ tuyệt đối không phải là tranh cãi, bới móc nhau. Mỗi người đều có cái tôi và quan điểm cá nhân nên hãy bày tỏ khi tranh luận. Khi cuộc tranh luận lên đến đỉnh điểm và có xu hướng mâu thuẫn căng thẳng thì tốt nhất cả 2 cùng nên dừng lại, đi ra chỗ khách để cải thiện không khi. Khi cả 2 cùng bình tĩnh sẽ tiếp tục bàn luận vấn đề. Cố gắng đừng biến nó thành trận khẩu chiến. Có nhiều người cho rằng “muốn dừng không được vì anh/cô ta rất ngang bướng”. Nhưng tại sao bạn không phải là người chủ động ngừng lại các cuộc tranh cãi không có hồi kết?
Im lặng không phải là vàng
Trong khi tranh luận cố gắng bày tỏ quan điểm của mình cho đối phương hiểu chứ đừng im lặng. Nhiều người nghĩ khi bắt đầu tranh luận đến đỉnh điểm thì nên im lặng. Nhưng không hoàn toàn như vậy. Nhưng lúc tranh luận cần phải nói ra để người kia hiểu được ý kiến cá nhân của mình là như thế nào. Có như vậy mới có thể đi đến thống nhất được quan điểm. Nhiều khi sự im lặng lại càng khiến cho đối phương tức giận hơn.
Nếu bất cứ vấn đề gì mà vợ chồng cũng giữ im lặng thì không thể chia sẻ với nhau được. Hãy cho vợ/chồng mình hiểu ý kiến của mình kể cả đó là những điều khiến cho mình buồn cũng nên nói ra để họ sửa chữa.
Nhìn vào ưu điểm của đối phương
Hãy nhớ bạn lấy chồng/vợ mình vì những ưu điểm gì. Đừng chỉ lúc nào cũng nhìn vào nhược điểm của người kia thì bạn sẽ biến cuộc hôn nhân của mình trở thành sự chịu đựng quá mức. Bạn cũng có nhược điểm khiến cho đối phương không hài lòng mà. Hãy cải thiện cách nhìn của mình theo hướng tích cực. Luôn nhìn đối phương bằng những ưu điểm, cải thiện suy nghĩ về họ cũng chính là cách thay đổi quan hệ vợ chồng theo hướng tích cực.
Không tranh cãi lạc đề
Thông thường, khi nói chuyện về chủ đề nào đó dẫn tới căng thẳng, bạn hoặc đối phương thường dễ bị chuyển sang chủ đề khác. Khi tranh luận hãy chỉ hướng tới 1 chủ đề liên quan thôi, đừng lạc đề để tránh những mâu thuẫn mới này sinh.
Không giấu diếm cảm xúc
Nhiều khi việc kiềm chế cảm xúc sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng. Đừng ngại ngần hay lo lắng đối phương sẽ giận dỗi nếu bạn bày tỏ thái độ. Hãy thoải mái bày tỏ thái độ của mình.
Thừa nhận ai cũng có lúc sai lầm
Là con người ai cũng có những lúc sai lầm và quan trọng cần phải biết nhận ra lỗi lầm của bản thân mình. Nhưng tâm lý thông thường khi tranh luận hay bất đồng, ít khi chúng ta cho rằng mình sai mà hay đổ lỗi cho đối phương. Nếu cứ thế thì đến bao giờ những bất đồng mâu thuẫn trong gia đình mới dừng lại? Hãy nhìn nhận một cách khách quan và không đổ lỗi cho người khác khi mình mắc lỗi.
Trả lời