Việc con cái lười ăn, biếng ăn, ăn chậm… dẫn đến suy dinh dưỡng, không đủ cân nặng theo tiêu chuẩn chính là nỗi ám ảnh của các cha mẹ Việt. Nhưng với cha mẹ Pháp thì việc ăn của con trẻ lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Sự khác biệt đó ở đây là gì?
1. Trách nhiệm cho con ăn
– Cha mẹ Pháp: Bố mẹ cần phải và có trách nhiệm rèn luyện cho con thói quen ăn uống
– Cha mẹ Việt: Trách nhiệm này hiện nay cha mẹ không thực hiện mà thực tế nó lại thuộc về ông bà hoặc người giúp việc bởi cha mẹ quá bận rộn. Ăn uống là quá trình để trẻ khám phá điều mới nên phải cho trẻ 1 thói quen ngồi bình tĩnh tận hưởng, ăn uống từ tốn chứ không phải là phương pháp ẵm con rồi đút cháo, bột cho hết bát như nhiều các làm hiện nay.
2. “Ăn hay không ăn?”
– Cha mẹ Pháp: Thức ăn là để tồn tại và có trách nhiệm phải ăn. Đó không phải đồ chơi hay phần thưởng nên trẻ cần phải nhận thức được sự quan trọng đó.
– Cha mẹ Việt: Xem ra những đứa trẻ Việt hiện nay ăn uống rất sung sướng so với những đứa trẻ Pháp. Khi đến giờ ăn của con là ngay lập tức ông bà, bố mẹ, cô chú… cổ vũ, làm trò, bế dong, đáp ứng các yêu cầu để con ăn cho hết. Thậm chí chiều con đến cách thái quá chỉ hi vọng con ăn xong. Hẳn là nhiều cha mẹ Việt cũng thường nói với con mẫu câu: “Nếu con ăn, bố mẹ sẽ….” trong bữa ăn để khuyến khích con ăn nhiều hơn, tự giác hơn.
3. Người quyết định “con ăn gì”
– Cha mẹ Pháp: Bố mẹ là người lên kế hoạch và thực đơn cho các bữa ăn. Con sẽ được ăn đồ ăn như người lớn trong gia đình mà không được nấu các món riêng.
– Cha mẹ Việt: Giống như “nguyên tắc 1”, phần lớn cha mẹ Việt không phải là người có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc con ăn gì và con ăn như thế nào. Trẻ con thường được nấu đồ ăn riêng và cho ăn trước cả nhà để “tránh làm mất thời gian”. Các thức ăn đa dạng nhưng thường được ninh nhừ, băm nhuyễn… để tránh con không tiêu hóa hoặc không nhai được. Nếu như cho con ăn cùng bữa với cả nhà thì đây thực sự là một “cuộc chiến” vất vả với các cha mẹ.
4. Bữa ăn gia đình
– Cha mẹ Pháp: Bữa ăn trong gia đình là điều vô cùng quan trọng và phải chú ý đến nó. Không sử dụng bất cứ phương tiện giải trí nào khi ăn.
– Cha mẹ Việt: Công việc bận rộn nhiều khi khiến bữa cơm gia đình không có đầy đủ các thành viên. Khi ăn thì xem chương trình thời sự là điều không thể bỏ qua đối với các gia đình đặc biệt gia đình có người lớn tuổi. Do đó, khả năng tương tác giữa các thành viên trong bữa ăn cũng thấp hơn.
5. Vai trò của việc ăn rau xanh, trái cây
– Cha mẹ Pháp: Càng ăn nhiều rau củ càng tốt
– Cha mẹ Việt: Các cha mẹ chưa quan tâm đến việc con ăn để khỏe mạnh mà thường nghĩ con ăn để béo tốt. Do đó, chỉ quan tâm đến con ăn được bao nhiêu thịt mà không nghĩ đến việc con ăn được bao nhiêu rau củ.
6. Thái độ của con với các món ăn
– Cha mẹ Pháp: Cha mẹ Pháp luôn nói với con trong mọi bữa ăn câu: “Con không phải THÍCH món này. Nhưng con phải NẾM THỬ nó”.
– Cha mẹ Việt: Trẻ không được quyền lựa chọn mà chúng bị ép ăn như “sự sống còn”. Tất cả việc trẻ ăn gì đều phụ thuộc vào cha mẹ quyết. Nếu như chúng bị sụt cân thì chắc chắn chúng được nhồi nhét để bù ngay sau đó.
7. Đồ ăn vặt
– Cha mẹ Pháp: đây là điều trẻ không được phép hoặc rất hạn chế
– Cha mẹ Việt: Thường cho con ăn vặt nên trẻ không có cảm giác thèm ăn
8. Thời gian tận hưởng bữa ăn
– Cha mẹ Pháp: ăn chậm và nhai kỹ là cách con hưởng thụ bữa ăn
– Cha mẹ Việt: Từ bữa sáng cho đến bữa tối, các con thường ăn trong tiếng giục giã của bố mẹ “nhai nhanh lên con”, “nuốt đi nào”, “có ăn nhanh lên không mẹ bảo”… Bố mẹ Việt luôn muốn nhanh chóng kết thúc giờ ăn của con và coi việc “nhồi” hết một bát bột/cháo lớn cho con là một niềm vui khôn tả.
9. Ăn và chế biến món ăn
– Cha mẹ Pháp: Lên thực đơn món ăn cho con chủ yếu những món ăn lành mạnh
– Cha mẹ Việt: Đồ ăn của trẻ em Việt chủ yếu chế biến đơn giản bằng cách ninh, hầm nhừ hoặc chiên rán mà ít được bố mẹ chú ý tới việc lựa chọn, kết hợp và chế biến theo những cách lành mạnh, tốt cho sức khỏe lâu dài của con.
10. Quan điểm về bữa ăn
– Cha mẹ Pháp: Ăn uống là niềm vui, là “quyền lợi”.
– Cha mẹ Việt: “Bữa ăn là nỗi sợ của con, là nỗi ám ảnh của bố mẹ”.
Trả lời