Nóng giận ảnh hướng xấu tới quan hệ vợ chồng
Trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng không thể tránh khỏi có những xúc va chạm. Tuy nhiên vào những lúc nóng giận như thế phải làm gì? Nói gì để không ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ vợ chồng?
Hễ cãi nhau là đập phá đồ đạc
Phạm Hiền thấy có nhiều gia đình hay có thói quen khi 2 vợ chồng cãi cọ nhau liền mang đồ đạc ra đập phá để xả cơn tức. Cho nên cũng không khó bắt gặp có nhiều gia đình đồ đạc dù là mới mua nhưng không thể thoát khỏi tình trạng méo mó.
Nhiều gia đình, vợ chồng lâm vào cảnh khóc dở mếu dở khi cãi nhau, ông chồng nóng tính thẳng tay đập cái tivi mới mua, bà vợ chẳng kém cạnh đáp nguyên chiếc điện thoại đắt tiền xuống đất. Tất nhiên rồi, ngày hôm sau lại tiếc vì sẽ mất khoản tiền lớn mà quan hệ vợ chồng thì căng thẳng.
Theo Phạm Hiền: khi nóng giận hầu hết nhiều người rất khó để kiềm chế cảm xúc nên thường đập phá đồ đạc là một cách để họ xả cơn giận cũng như để uy hiếp đối phương. Tuy nhiên cách này thường chẳng tốt đẹp gì và cũng không phải là cách khả quan vì nó có thể gây ra sự thiệt hại về vật chất, tổn thương đối phương về thể chất lẫn tinh thần. Cho nên khi cãi nhau 2 vợ chồng tốt nhất tìm chỗ tĩnh lặng để giảm cơn giận, suy nghĩ phân tích vấn đề rồi sau đó ngồi nói chuyện thẳng thắn bày tỏ quan điểm.
Giận chồng – bỏ nhà đi và ly hôn
Nếu như cãi nhau đập phá đồ đạc thì chúng ta có thể kiếm tiền và mua đồ đạc mới nhưng việc vội vã nói lời chia tay hay bỏ nhà đi khi giận chồng lại là điều không hề “khôn ngoan” một chút nào của các bà vợ. Trong nhiều trường hợp, chỉ vì phút “bốc đồng” của vợ mà các ông chồng không ngần ngại kiên quyết đệ đơn ly hôn.
Chia sẻ của anh Sơn (Hoàng Mai): Gia đình mình có giao ước khi nào 2 vợ chồng giận nhau không nói chuyện cũng được nhưng không được phép bỏ nhà về bên mẹ đẻ. Thứ nhất làm cho 2 gia đình lo lắng. Thứ 2 làm ảnh hưởng đến các con. Thứ 3 để bên ngoài biết được vợ chồng lục đục là không hay. Mặc dù giận nhưng vẫn có vai trò làm mẹ, làm vợ nên mình không hề ủng hộ việc bỏ nhà đi như vậy.
Do đó, khi nóng giận hãy luôn suy nghĩ thấu đáo trước khi nói và hành xử tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra với mối quan hệ vợ chồng.
Hậu quả từ những hành động thiếu suy nghĩ trong quan hệ vợ chồng
Cuộc sống gia đình có thể rất khấm khá nhưng do thói quen mỗi lần cãi cọ vợ chồng lại đập phá đồ đạc nên kinh tế gia đình chẳng dư dả là mấy. Bên cạnh đó việc làm này còn làm ảnh hưởng đến con cái trong gia đình khiến chúng có thể sợ và có xu hướng bạo lực khi lớn lên. Không chỉ đó, việc làm này cũng gây ra sự tổn thương tinh thần cho đối phương rất nhiều.
Khi cãi cọ đừng bỏ nhà đi bởi các ông chồng không thể chấp nhận một người vợ, một người mẹ vô tâm, vổ tổ chức chỉ nghĩ đến cảm xúc cá nhân mà không lo lắng cho gia đình.
Đứng trên khía cạnh là 1 chuyên gia tâm lý Phạm Hiền sẽ phân tích cho các bạn hiểu: Nóng giận là cảm xúc hoàn toàn bình thường của con người. Nhưng cảm xúc đó có thể khống chế và rèn luyện nếu được luyện tập. Cách thức để tránh những hậu quả không tốt do “giận quá mất khôn” sinh ra là khi hai vợ chồng xuất hiện những bất đồng hãy tạm thời dừng cuộc tranh luận lại. Khi hai vợ chồng đã không còn giữ được bình tĩnh, hãy cho cả hai bên một khoảng lặng để suy ngẫm và nói lại vấn đề đó vào một lúc khác thích hợp hơn.
Hãy bình tĩnh để cuộc hôn nhân không bị ảnh hưởng bạn nhé!
Trả lời