Với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật (KHKT) hiện nay việc cha mẹ trang bị cho con 1 chiếc điện thoại đời mới hay 1 chiếc máy tính bảng để con học, vui chơi là điều không quá khó khăn đối với những gia đình có kinh tế khá. Tuy nhiên việc phó mặc quá nhiều vào các thiết bị đó trong việc vui chơi hay dạy dỗ con để cha mẹ làm những việc khác lại gây ra nhiều hậu quả. Một trong số đó là tình trạng lãnh đạm của cha mẹ dành cho con và ngược lại. Vậy nguyên nhân từ đâu và cách giải quyết như thế nào? Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện với chuyên gia Phạm Hiền.
P/v: Xin chào chuyên gia Phạm Hiền! Rất vui khi được gặp lại chuyên gia trong chủ đề “Cha mẹ và con cái ngày càng lãnh đạm”. Bà nghĩ sao về vấn đề này?
Xin chào các độc giả, chào bạn! Rất vui vì tuần này tôi lại được chia sẻ với quý vị một chủ đề rất hay. Có thể nói KHKT ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ với hàng loạt các sản phẩm tiên tiến ra đời. Chỉ với 1 chiếc điện thoại là bạn có thể đọc báo, tìm đường, chơi game…rất tiện lợi. Tuy nhiên do guồng quay công việc khá bận rộn nên nhiều cha mẹ “ăn bớt” thời gian chơi cùng con, nói chuyện cùng con bằng cách mua cho con điện thoại hoặc ipad. Từ đó cha mẹ gần như là không chú trọng đến thời gian dành cho con, lâu ngày sẽ lãnh đạm dần với con.
Mặt khác với con cái, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một cô hay cậu thiếu niên lưng đeo cặp sách, lúc nào hai tai cũng bịt kín với hai ống nghe, tay thì liên hồi đánh máy trên chiếc màn hình của chiếc Iphone ở trên đường đến trường, trên bàn ăn các bữa cơm gia đình, trong các buổi hội họp bè bạn, ở công viên, trong xe bus, nơi phòng riêng của các em hay bất cứ nơi nào mà các em hiện diện. Chúng cảm thấy rằng các sản phẩm thông minh ấy là phương tiện truyền thông khiến các em gần hơn với bạn bè và người thân. Điều lợi do chúng mang lại, không ai chối cãi được vì những hệ thống liên mạng nối kết con người, nối kết tình thân lại gần nhau. Địa cầu trở nên bé nhỏ khi người ta không cần gặp nhau mà vẫn biết về nhau chỉ cần qua một cái chạm nhẹ của ngón tay. Người ta có thể chia sẻ thông tin, sau một hai phút sự việc xảy ra giữa những khoảng cách không gian to rộng.
P/v: Vậy những tác hại khi sử dụng quá nhiều các thiết bị thông minh này là gì?
Rõ ràng có 1 điều hiện nay mà chúng ta đều nhận ra đó là con cái thậm chí cả cha mẹ sống quá nhiều cho thế giới ảo mà các thiết bị thông minh này mang lại. Những cuộc gặp mặt thực tế trở nên hiếm hoi hơn mà thay vào đó là chat video, email để nói những điều cần thiết. Điều này khiến cho các mối quan hệ thực tế dần biến mất, sẽ ít hơn sự thông cảm mà sự lãnh đạm của cha mẹ và con cái sẽ dành cho nhau nhiều hơn. Hơn thế nữa, sự bê trễ học hành, ngồi quá lâu trước màn hình, hay say mê đến quên ăn quên ngủ là một tai hại trực tiếp đến sức khoẻ và tương lai học vấn của các em.
Trầm trọng hơn, việc lạm dụng và nghiện game đã tạo nhiều bi kịch đau thương giữa người thân, cha mẹ và chính các em. Rõ ràng các vấn đề về đạo đức đang bị suy thoái một cách trầm trọng. Nhiều gia đình tình thân đã trở nên rất lỏng lẻo, mối tương quan kính trên nhường dưới bị đảo lộn. Lại có cảnh con cái lên mạng mắng chửi cha mẹ, ông bà vì họ không cho chơi và bắt chúng học và làm việc nhà.
P/v: Giải pháp cho tình trạng này là gì thưa chuyên gia?
Chúng ta đã thấy rõ cái lợi và cái hại của các sản phẩm thông minh và điều chúng ta cần lưu ý là phương pháp ngăn ngừa những cái xấu và phát triển cái tốt, cái đẹp của các thiết bị này mang lại. Nếu không chú ý thì chính cha mẹ sẽ giáo dục con cái mình thành những con robot phụ thuộc vào công nghệ. Chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:
– Quy định về giờ sử dụng các thiết bị máy móc
– Giao nhiệm vụ làm việc nhà cho con
– Sát sao trong việc học và chơi của con
– Dành thời gian nói chuyện, tâm sự cùng con
– Quy định trên đường đi học, đi chơi không nên cầm theo các thiết bị
– Dành thời gian đưa con đi chơi để con tăng cường vốn sống, khả năng giao tiếp…
Đó là một số phương pháp mà tôi đưa ra, tuy nhiên mỗi trường hợp sẽ có những cách giải quyết cụ thể riêng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào quý độc giả có thể gọi đến đường dây 1900 968 để được tư vấn.
P/v: Xin cảm ơn chuyên gia!
Trả lời