1. Tìm kiếm không mục đích
Nhiều sinh viên luôn tìm kiếm quá nhiều thông tin cùng một lúc và gửi quá nhiều hồ sơ đến các công ty đến mức không thể nhớ được mình đã gửi đến công ty nào.
Hãy nhớ luôn xác định cho bản than mình một công việc rõ ràng, 1 định hướng và một vị trí mà bạn muốn vươn tới. Vì vậy, hãy ngừng ngay hành trình tìm kiếm không mục đích đó lại. Thật chậm rãi, ngồi xuống suy nghĩ kĩ lưỡng và chắc chắn về loại công việc mà bạn thật sự mong muốn để có thể tìm kiếm một cách tập trung hơn và điều chỉnh CV theo một định hướng phù hợp nhất.
2. Mắc phải những thói quen xấu khi phỏng vấn
Những thói quen mà hang ngày có thể bản than bạn không hề để ý như: khi ngồi 2 tay buông thong, ngồi gù lưng, lệch vai, dựa ghế và song người… là một trong những điểm trừ của bạn trong mắt các nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy tìm hiểu một cách kĩ lưỡng về ngôn ngữ cơ thể trước khi bước vào một buổi phỏng vấn để tránh những hành động thừa thãi. Hãy luôn thể hiện bạn là một người tự tin và có khả năng đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
3. Trang phục không chuyên nghiệp
Việc bạn mặc trang phục như thế nào được các nhà tuyển dụng đánh giá ngay khi bạn bước vào. Dù bạn có tài giỏi đến đâu nhưng nếu trang phục không phù hợp thì cũng là một điểm trừ lớn với các nhà tuyển dụng. Mặc trang phục quá gợi cảm hoặc quá xuề xòa, giản dị đều khiến bạn dễ bị “mất điểm”. Chỉ cần chọn một bộ trang phục sạch sẽ và nghiêm túc, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy được sự tôn trọng mà bạn dành cho họ cũng như cuộc gặp gỡ đó.
4. Nói xấu về sếp cũ
Một câu hỏi rất thông dụng mà nhà tuyển dụng thường đề cập là “Tại sao bạn không làm việc ở công ty cũ nữa?”. Rất nhiều người tìm việc gặp sai lầm khi trả lời câu hỏi này. Họ xem như đây là một cơ hội để nói xấu về nơi làm việc cũ hoặc sếp cũ. Đừng vấp phải lỗi này. Không một nhà tuyển dụng nào thích có một nhân viên sẵn sang nói xấu về công ty mà họ đã từng làm việc. khi gặp câu hỏi này hãy khôn khéo chuyển chủ đề mong muốn được thửu sức ở vai trò mới tại công ty mới.
5. Quên “theo dõi” nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn
Khi không thấy nhà tuyển dụng phản hồi về kết quả tuyển dụng bạn đành quên luôn và tiếp tục gửi hồ sơ tới đơn vị khác. Hãy gửi ngay mail ngay sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc để cảm ơn nhà tuyển dụng đã quan tâm và dành thời gian cho mình. Đây là một cách nhắc khéo của bạn và khiến cho nhà tuyển dụng lưu ý đến CV của bạn.
6. Gửi một CV quá dài
Có thể bạn đã từng làm qua rất nhiều công việc, vị trí khác nhau và bạn tự tin rằng mình rất dày dặn kinh nghiệm. Nhưng đừng mắc sai lầm liệt kê toàn bộ những gì bạn đã làm vào CV khiến nó dài dòng quá mức. Hãy cố gắng tóm tắt ngắn gọn, súc tích tất cả mọi thứ về bạn.
7. Quá xem trọng bản thân
Cái tôi cá nhân là điều rất quan trọng nhưng bạn đừng quá đề cao bản thân mình mà quên mất mình đang đi ứng tuyển và quyền quyết định thuộc về nhà tuyển dụng. Đừng chỉ chăm chăm đề nghị và đề nghị: “tôi muốn một công việc như thế này”, “tôi nghĩ mình phù hợp với lĩnh vực như thế kia”, “tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động từ công ty cũ”… Mà hãy suy nghĩ nhiều hơn về những điều sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng: “hiện tại công ty này đang cần bổ sung điều gì?”, “mình có thể làm được gì để giúp đỡ họ?”, “mình có thể đề xuất hướng phát triển khả quan hơn như thế nào trong tương lai?”… Sự khiêm tốn nhã nhặn và quan tâm vừa đủ của bạn sẽ lay động được những nhà tuyển dụng “sắt đá” nhất.
Trả lời