Thực trạng sinh viên với công việc hiện nay
Hiện nay số lượng sinh viên mới ra trường không tìm được việc hoặc có tìm được thì cũng không theo như mong muốn đang tăng cao. Cùng điểm qua một số lý do đáng chú ý sau:
Sinh viên mất niềm tin:
Hàng ngày sinh viên nhận được quá nhiều các cuộc gọi mời đi học, mời đi làm việc Partime, mời đi bán hàng đa cấp để giàu có với những chiêu Pr như thể chỉ cần xòe tay ra có thể hứng được tiền cho bản thân…..và cũng không ít, thậm chí rất nhiều các em đã bị lừa tiền, lừa công sức …để phục vụ cho các công ty ma, các công ty làm ăn không chân chính. Các em mất niềm tin và không biết phân biệt khi nào và ai nên tin, khi nào và ai đang lừa và lợi dụng. Từ sự mất niềm tin này mà tới 60% các bạn sinh viên có suy nghĩ thà thất nghiệp ở nhà còn hơn bị lừa…hoặc kéo theo rất nhiều các hạn chế khác cho sinh viên sau khi ra trường.
Sinh viên cố thủ, đổ lỗi và thụ động:
Một phần nhỏ bởi sự mất niềm tin, còn lại chủ yếu là biện hộ bởi lối suy nghĩ “chỉ làm những gì trong hiện tại cho tốt” còn lại “những gì trong tương lai thì tính sau hoặc lúc đó hãy hay hoặc khắc sẽ có người lo….” Hoặc “đi làm nhỡ bị lừa thì sao”… mà phần lớn các sinh viên trong các năm học ở trên trường chủ yếu dành thời gian chơi và học. Tuy nhiên, tới 70% thời gian là chơi và chỉ có 30% là học vì vậy học cũng không tốt mà các kỹ năng và sự trải nghiệm rèn luyện cho nghề nghiệp tương lai cũng không có. Ngoài ra sinh viên có 1 cái khiên rất lớn đó là đổ lỗi, mọi vấn đề để ko phải lỗi do mình mà là do số phận, do cơ chế, do đào tạo…. Đây là vấn đề nguy hiểm nhất vì nếu tự mình đã tạo cho mình 1 rào cản, tự đào hố chôn chân mình thì chắc chắn là sẽ không chẳng bao giờ khá lên đc.
Sinh viên khó hội nhập với DN:
Do chơi nhiều hơn học nên kiến thức chuyên môn thày cô dạy trên trường đến khi ra trường cũng không có hoặc có nhưng cũng không nắm chắc, cái gì cũng chỉ nhớ lơ tơ mơ rơi rụng hết, kỹ năng cơ bản không có ( tin học, soạn thảo, báo cáo…không thành thạo), kỹ năng mềm và kỹ năng sống trong cộng đồng Dn không có ( khả năng nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề kém, phân tích và tổ chức công việc không khoa học, giao tiếp rụt rè, không chịu được áp lực, sợ vất vả, sợ bị mắng, kêu ca phàn nàn, buôn dưa lê…)
Sinh viên ngộ nhận và không có mục tiêu:
Luôn có suy nghĩ xin được việc rồi khắc sẽ được Dn đào tạo hoặc có người lo cho rồi hoặc phải mức lương cao đủ sống mới làm nếu không thì thà ở nhà (nhưng không biết như thế nào để đủ sống nên nghĩ rằng phải sống thật thoải mái, lương phải đạt được đến mức có thể thích cái gì mua được cái đó…mà vẫn có tiền tiết kiệm…) hoặc phải tìm việc đúng nghành mình học hoặc phải tìm việc đúng nghành mình thích và đam mê hoặc phải làm việc tại các công ty có môi trường tốt (nhưng không biết như thế nào là tốt) hoặc phải làm ở công ty có nhiều lĩnh vực và đông nhân viên để học hỏi….Chính những ngộ nhận như vậy khiến cho sinh viên hầu như không có mục tiêu rõ ràng trong tự lập nghiệp và xảy ra tình trạng: Người chờ cơ hội có người giúp có khi 3 năm hoặc 5 năm hoặc nhiều hơn nữa vẫn cứ phải chờ; đi làm tạm thời để chờ cơ hội hoặc chờ xin được việc mình thích và không có trách nhiệm, không có tinh thần gắn bó và chắc chắn khó được công nhận để lương cao, thăng tiến; phải tìm được Dn có môi trường hội tụ đủ các điều kiện mà mình thấy thích, thấy thoải mái, không áp lực, lương cao…và cứ nhảy việc hết chỗ này đến chỗ khác để tìm.
Nguyên nhân sinh viên thất nghiệp:
Theo chuyên gia Phạm Hiền:
Thứ nhất:Do các sinh viên còn lười trong việc học hỏi hoặc không có ai để định hướng chính xác và đúng đắn thực trạng các DN hiện nay ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi đã tốt nghiệp. Nên kiến thức học được trên trường và việc vận dụng để áp dụng, tiếp cận thực tế hầu như là rất kém.
Thứ hai:Sinh viên mất niềm tin do hàng ngày họ nhận được quá nhiều các cuộc gọi từ nhiều các công ty mời học, mời đi làm… gồm phần nhiều là các công ty đa cấp. Và đôi khi bị lừa chính bởi bạn bè của mình. Mặt khác, thêm những cảnh báo từ nhiều nguồn chỉ mang tính chất “Thà nhầm còn hơn bỏ xót” mà không hề có sự phân tích kỹ năng, đường đi nước bước thấu đáo cho học sinh để phân biệt đúng sai, khiến các em rơi vào tình trạng đi đâu cũng sợ mình bị lừa. Do đó dẫn đến tình trạng 60% các sinh viên có suy nghĩ thà ở nhà còn hơn bị lừa.
Thứ ba: Sinh viên có suy nghĩ sai lệch về thị trường lao động. Học đại học không xin được việc nhưng không chịu suy xét và hiểu rằng đó là do bản thân mình mà đổ lỗi cho cơ chế, thị trường lao động, đổ lỗi cho DN….Nhiều bạn khoogn có định hướng cụ thể mà tiếp tục xin tiền gia đình để học cao học, mất thêm chi phí, mất thêm thời gian, nhiệt huyết giảm sút và với bản thân suy nghĩ không thay đổi nên tiếp tục thất nghiệp.
Thứ tư: Sinh viên ỉ nại hoặc đứng giữa ngã ba đường khi có sự hứa hẹn để giúp đỡ. Ngay khi con chọn trường, đi học nhiều gia đình đã cho con biết “Cứ học đi bố mẹ đã lo…hoặc bố mẹ đã nhờ…” khiến các con của họ học chỉ để học và chờ ra trường đã có người lo. Và có quá nhiều bạn khi ra trường, thì cơ hội do cha mẹ hứa hẹn không còn nên rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan, khi mà kiến thức và nhiệt huyết không có để tự xin việc, lại chờ xem có cơ hội giúp đỡ nào không…cứ chờ, chờ mãi…và thất nghiệp mãi…
Xem thêm: 50 tật xấu của chúng ta
Trả lời