Ngày 24 /2/2014, phương án thi tốt nghiệp THPT mới của Bộ GD&ĐT đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ dư luận xã hội. Theo phương án mới, kỳ thi tốt nghiệp THPT gồm 4 môn: 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn (thi tự luận 120 phút), 2 môn học sinh tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học (thi trắc nghiệm 60 phút), Lịch sử, Địa lí (thi tự luận 90 phút) và Ngoại ngữ (gồm cả phần viết luận và trắc nghiệm 60 phút). Dưới góc độ của một chuyên gia, chuyên gia Phạm Hiền có những ý kiến như thế nào?
PV: Thưa bà, bà có đánh giá như thế nào về hình thức thi tốt nghiệp THPT năm nay?
Qua các phương tiện thông tin đại chúng vừa qua, tôi đã cập nhật về phương án thi tốt nghiệp đối với bậc học THPT của Bộ Giáo dục. Bản thân tôi cho rằng đây là một bước tiến mới đối với việc thi tốt nghiệp THPT trong các năm qua, nhận được phản hồi tích cực của dư luận và bản thân tôi cũng rất tán thành.
PV: Bộ Giáo dục đưa ra 4 phương án bố trí lịch thi cho học sinh, vậy bà chọn phương án nào?
Đối với 4 phương án về lịch thi cho học sinh của Bộ Giáo dục đưa ra, ở góc độ là một chuyên gia tâm lý có gần 20 năm nghiên cứu và tiếp xúc với phụ huynh, học sinh ở các lứa tuổi. Tôi thấy 4 phương án này đều chưa khả thi:
1. Phương án 2,3 và 4: Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp nếu kéo dài quá sẽ gây tốn tiền của của các gia đình học sinh nói riêng cũng như ngân sách nhà nước nói chung. Đồng thời, thời gian thi tốt nghiệp càng kéo dài, đồng nghĩa với việc căng thẳng, áp lực đối với học sinh càng kéo dài.
2. Phương án 1: Phương án này thời gian thi trong 2 ngày là hợp lý vì tiết kiệm được chi phí nhưng lại gây áp lực quá lớn cho học sinh do:
Thứ nhất: 7h15 đã bắt đầu thi, tức là học sinh muộn nhất 6h 30 đã phải có mặt ở trường để ôn lại bài hoặc kịp làm các thủ tục vào phòng thi… , đồng nghĩa với việc học sinh có thể phải dạy sớm từ 5h30 đến 6h để chuẩn bị. Do là kỳ thi tốt nghiệp quan trọng nên không thể tránh khỏi có nhiều em cẩn trọng và có áp lực, ôn bài khá muộn từ đêm hôm trước, nên nếu thi quá sớm các em sẽ không đủ sức khỏe đặc biệt sự sự tỉnh táo để làm bài thi tốt.
Thứ hai: Nếu học sinh có sở trường về Vậy lý và Ngoại ngữ thì thời gian thi là quá gấp, và có thể các em sẽ lo lắng mà không dám lựa chọn nên phải chọn những môn sở đoản khác để thay thế. Bởi vì thi xong một môn các học sinh đã quá căng thẳng, chưa kịp có thời gian trấn tĩnh tinh thần, tái tạo lại tư duy tích cực…đã phải thi môn tiếp theo khiến các em sẽ khó đủ sức khỏe, sự minh mẫn và có thể bị áp lực ghê gớm.
PV: Bà cho rằng 4 phương án này đều chưa khả thi vậy thì bà có phương án nào không?
Tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất xem xét phương án sau:
Buổi |
Ngày 2/6 |
Ngày 3/6 |
Sáng |
Ngữ văn |
3. Vật lý 4. Hóa học 5. Sinh học 6. Địa lý 7. Lịch sử 8. Ngoại ngữ |
Chiều |
Toán |
Ưu điểm của phương án này: Vẫn bảo toàn tiết kiệm được chi phí và không gây áp lực học sinh. Vì với lịch thi sắp xếp như trên thì ngày 2/6 các em sẽ toàn tâm toàn ý ôn và hoàn thành thi 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn với tinh thần không bị gấp gáp, áp lực. Đến ngày 3/6 thi các môn còn lại, là các môn sở trường do các em tự chọn nên sẽ không còn áp lực nữa vì bản thân đã trút được gánh nặng tinh thần trong ngày 2/6. Thời giant hi bắt đầu từ 8h sẽ là hợp lý.
– Tuy nhiên để làm được điều này bắt buộc trong ngày thi các môn tự chọn, các trường cần phân vùng thi riêng biệt cho từng môn thi.
Hạn chế của phương án này: Do dồn vào 2 ngày nên sẽ tốn nhiều nhân lực trông thi và giám sát thi.
– Phương án khắc phục: Sử dụng các bạn sinh viên năm 3, 4 của các trường Đại học sư phạm ( coi như đây cũng là cơ hội để các bạn trải nghiệm kinh nghiệm tổ chức thi)
PV: Cảm ơn các ý kiến của chuyên gia
Trả lời