Không có cha mẹ thương con ít, chẳng có cha mẹ nào muốn con khổ nhiều. Sau mỗi lần mắng, mỗi lần đánh con cha mẹ nào chẳng đau lòng và khóc thầm trong sự ân hận. Vậy đừng nên mắng hay đánh con để rồi phải tự mình dằn vặt, tự mình đau khổ. Đòn roi khiến con lì lợm, chửi mắng khiến con chống đối, hỗn hào. ” Cha mẹ hãy làm bạn cùng con và thực sự am hiểu con nhiều hơn mình đang nghĩ” – chuyên gia Phạm Hiền.
PV: Thưa chuyên gia Phạm Hiền! Nếu nói về cách dạy con thì mỗi ông bố bà mẹ lại có những phương pháp riêng. Nhưng nói đến đòn roi trong cách dạy con thì theo bà là nên hay không nên?
Với tôi thì tôi cho rằng đòn roi là phương pháp khổ tâm nhất mà cha mẹ phải dùng để dạy con. Con cái là máu mủ của cha mẹ do đó đánh con là điều mà không cha mẹ nào muốn cả. Ai cũng mong con lớn khôn, ngoan ngoãn nhưng đôi khi có quá nhiều áp lực từ cuộc sống, công thêm việc con mắc lỗi khiến không ít người đã phải dùng đến đòn roi với con. Tất nhiên là nếu có thể thì trong mọi trường hợp đừng nên dùng đòn roi bởi nó chỉ làm cho con cái thêm tổn thương và xa cách cha mẹ mà thôi.
PV: Vậy là bà hoàn toàn nhất trí với việc không dùng đòn roi trong cách dạy con?
Cái gì cũng có 2 mặt của nó. Tôi đồng ý với việc không dùng đòn roi nhưng trong những trường hợp bất đắc dĩ vẫn phải dùng. Các cụ ta xưa có câu “Thương cho roi cho vọt” nhưng chúng ta cũng đừng có quá ỷ nại vào câu nói đó để lấy cớ khi sử dụng đòn roi. Bởi nếu đã sử dụng phương pháp đánh con đồng nghĩa là cha mẹ khô tâm, trẻ sợ hãi, xa lánh bố mẹ và có những nỗi ám ảnh nhất định trong tâm hồn. Điều này cũng có ảnh hưởng phần nào đến tính cách cũng như cảm xúc của trẻ sau này. Trẻ bị đòn quá nhiều chúng sẽ “dạn đòn”, coi đó là việc bình thường sẽ dẫn đến tình trạng “chai lì cảm xúc” hoặc là chúng quá sợ hoặc là chúng không thấy sợ. Trong những trường hợp này là không nên dùng.
Còn với có những trường hợp trẻ quá hư, hỗn hào thì cha mẹ bắt buộc phải dung đến phương pháp “Đòn đau nhớ lâu”. Đánh để trẻ đau và sợ, không dám tái phạm những lỗi lầm đó cảu mình. Có những trẻ chỉ bị đánh 1 lần mà nhớ mãi, sợ đến khi trưởng thành cũng không dám mắc lỗi đó nữa.
PV: Tôi thấy các nước phương Tây họ hầu như không cần dùng đến đòn roi với con cái trong khi các ông bố bà mẹ Việt Nam lại dùng quá nhiều. Ý kiến của bà như thế nào?
Không thể so sánh như thế được bởi đó là 2 nền văn hóa hoàn toàn khác biệt. Phương pháp dạy con của cha mẹ bị ảnh hưởng từ rất nhiều văn hóa truyền thống. Nếu như ở phương Tây con cái ngay từ nhỏ học cho chúng ngủ riêng, đó là cách để cha mẹ rèn luyện con tính tự lập. Với nước ta cha mẹ luôn ôm ấp con khi ngủ để con gần gũi, tình cảm với cha mẹ hơn. Cũng như ở phương Tây họ chẳng bao giờ dung đến đòn roi, khi con 18 tuổi thì tự phải chịu trách nhiệm với những gì chúng làm mà cha mẹ không can thiệp vào bất cứ thứ gì. Còn ở Việt Nam, sự kỳ vọng của cha mẹ vào con cái là rất lớn nên nếu có dung đòn roi cũng chỉ là để uốn nắn con mong con thành người.
Thế nhưng các bậc cha mẹ cũng lưu ý đừng nên dung đòn roi với con nếu không phải là trường hợp bất đắc dĩ. Nhiều khi dùng đòn roi làm con có những lời nói, hành động phản kháng lại với bố mẹ. Việc cần làm nhất là cha mẹ phải hiểu con muốn gì, cần gì, chia sẻ với con, phân tích lỗi của con khi con sai thì không bao giờ cần dùng đến đòn roi với con cái.
PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!
Trả lời