Làm thế nào khi con vấp ngã?
Làm cha mẹ ai chẳng xót xa khi con vấp ngã. Nhưng cách ứng xử của mẹ với những vấp ngã của con ngay từ những ngày đầu đời hay khi con đã khôn lớn lại quyết định đến tính cách của con sau này.
Khi con mới tập đi chập chững con vấp ngã, cha mẹ hay ông bà đều ứng xử bằng cách:
– Chạy đến nâng con lên và suýt xoa nựng con
– Đánh trừa cái nền đất vì dám làm con ngã
– Dựng con dạy và phát mông hoặc mắng con vì cái tội tại sao ngã…
Cha mẹ đừng vội vã xót xa khi con ngã đau vì các cụ có dạy: “Đòn đau nhớ lâu”. Con có vấp ngã thì lần sau con sẽ cẩn thận hơn. Hãy dạy con nguyên nhân làm con ngã, con cần tránh vật cản sẽ làm con ngã. Sau này con chắc chắn sẽ đỡ vấp ngã nhiều hơn.
Con học giỏi, là niềm tự hào của ông bà, bố mẹ. Nhưng chính những thành công ấy đã làm con “ảo tưởng sức mạnh” nghĩ rằng mình giỏi nhất. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố con chỉ về nhì. Con đã khóc. Cha mẹ đừng vội an ủi mà hãy để con suy ngẫm rồi mới phân tích cho con hiều: Vấp ngã là để mình lớn hơn trưởng thành hơn, vấp ngã một lần sẽ giúp ta hiểu được giá trị của thành công. Đó là cách để con hiểu rằng “Núi đã cao thì ắt có núi cao hơn”. Cần phải nỗ lực và phấn đấu không ngừng chứ đừng ỷ nại vào những gì mình đã biết mà tự phụ.
Con buồn chán, tuyệt vọng, khóc khi chia tay người yêu. Nhưng cha mẹ hãy đến bên con với tư cách như những người bạn để an ủi con. Trong tình yêu đó là những vấp ngã đầu đời mà con chắc chắn sẽ phải vượt qua. Thời gian sẽ làm cho vết sẹo của con liền lại, con sẽ có tình yêu mới hợp với con hơn, làm động lực cho con phấn đấu. Đừng vì những vấp ngã trong chuyện tình cảm mà bản thân thụt lùi, đánh mất mình.
Khi con ngã cha mẹ nên để con tự đứng lên, hãy động viên con tìm nguyên nhân vấp ngã, hãy để con chịu trách nhiệm nếu do con gây ra, hãy khuyến khích con tự tìm cách tránh vấp ngã lần sau. Có như vậy con mới tự tin và dũng cảm đối mặt với các khó khăn, cũng như các trách nhiệm của bản thân sau này.
Trả lời