10 điều cha mẹ cần cho con một buổi tối trọn vẹn để lớn khôn!
Con trẻ chỉ có một khoảng thời gian nhất định để phát triển và trưởng thành. Mỗi tuổi luôn có rất nhiều điều con cần học và trải nghiệm để lớn đúng nghĩa. Xã hội hiện đại đến bao nhiêu thì những điều cơ bản vốn dĩ gắn kết của cuộc sống vẫn luôn phải tiếp diễn bằng giá trị đích thực. Cha mẹ dạy con càng phải thực tế với những gì con cần chứ không phải những gì cao siêu vượt qua quy luật phải có.
1. 10 điều cha mẹ cần cho con là bắt đầu từ làm việc nhà để dạy con trách nhiệm, tự lập, vượt khó…
Đừng nói rằng không thể có việc gì cho con làm vì giúp việc, ông bà làm hết rồi. Bản thân bố mẹ cũng có phải làm đâu mà bắt con làm hoặc con chỉ cần tập trung học tập là tốt lắm rồi.
Bởi lớn lên các con chưa chắc đã hơn nhau ở bằng cấp hay hơn nhau ở học văn hoá hay tiếng anh giỏi mà hơn nhau ở văn hoá sống trách nhiệm và khả năng kiên trì, tỉ mỉ, vượt khó. Đó là thang đo tối thiểu của sự thành công trong ứng xử cuộc sống và gồm cả sự nghiệp.
=> Mỗi ngày vài công việc cùng nhau sẽ giúp con dần nhận thức tự nhiên trách nhiệm thay bằng ép buộc.
2. Ăn uống, giải trí và vui chơi để gắn kết yêu thương với con trong mỗi buổi tối, ngày nghỉ…
Không cứ nhất thiết phải ra ngoài mà chỉ cần đưa ngôi nhà về đúng nghĩa của nó. Đó là chốn đi về để gắn kết mỗi thành viên trong gia đình. Cả ngày đi học, đi làm và chơi, giao lưu với bạn bè đồng nghiệp là đủ. Không thể buổi tối lại tụ tập bạn bè mà quên nhau.
Bởi dạy con biết yêu thương, dạy con có hiếu thì phải bắt nguồn từ tấm gương nền tảng quan tâm chăm sóc gia đình của chính cha mẹ. Không thể giáo điều ở câu cửa miệng mà bắt ép cảm xúc của con trẻ.
=> Gia đình cần có khoảng thời gian và tình cảm cho nhau và hãy trả về đúng nghĩa là chốn bình yên, hạnh phúc để đi về.
3. Đáng giá hoạt động và mục tiêu trong ngày để con học cách nhận diện đúng/ sai, nên/ không nên…
Cha mẹ cho mình quyền được bận, quyền không biết dạy con những điều này thậm chí quyền được cho rằng không cần thiết. Để rồi không thể kiên trì nhận diện con làm được gì, chưa làm được gì, yếu gì, thiếu gì để cùng con có mục tiêu thay đổi và phát triển từng ngày.
Chỉ quát mắng khi con sai, bắt ép khi con không biết phải làm như thế nào. Từ đó tạo cho con sự loay hoay, sự bất lực… sau đó là sự vô thức trong lì, bướng, chống đối vì bản thân luôn không được công nhận, bố mẹ vô lý với mình…
=> Làm gì cũng cần phải được đánh giá để biết được bản thân đang ở mức độ nào mà tiếp tục phát triển tốt hơn. Người lớn cũng luôn cần công nhận những gì mình làm được để có động lực thì con trẻ càng cần nhiều hơn rất nhiều sự khích lệ này.
4. Đọc và thảo luận sách cùng con để phát triển khả năng tư duy và ứng dụng
Công nghệ phát triển và mọi thứ sẵn có trên một cái điện thoại di động, nhỏ gọn mang đi mọi nơi thay bằng mang vài quyển sách. Đặc biệt người lớn dần mất đi sự chậm lại để kiên trì đọc, nghiền ngẫm từng trang sách. Mua sách thì rất nhiều, hô khẩu hiệu bằng cách ngồi bên cốc cà phê, cốc trà với cuốn sách cạnh bên nhưng chỉ được vài buổi và sau đó không biết đến bao giờ mới đọc xong được cuốn sách.
Con trẻ hấp thụ từ lướt lướt điện thoại nên càng không có nhu cầu để cầm quyển sách nhàm chán. Mặt khác, bố mẹ mua sách bắt mình đọc trong khi chẳng biết đọc để làm gì, bố mẹ có đọc đâu…
=> Đọc sách giống như xem một bộ phim hay vậy. Có người đồng hành thảo luận, đồng hành ứng dụng nó hứng thú hơn rất nhiều khi chỉ một mình. Đọc sách là sự thư giãn, thảo luận là sự học hỏi và gắn kết. Đó là khoảng thời gian để có rất nhiều ý tưởng, rất nhiều sự tư duy suy luận, nó là sự phát triển cảm xúc tích cực toàn diện nhất.
5. Tâm sự cùng con cả những thành công và thất bại để con học cách cảm nhận, đón đầu…
Người lớn sợ nhìn vào thất bại hay sai lầm hoặc yếu điểm. Chỉ thích tung hô những thành công và niềm vui tạm thời. Vì vậy, với các con sẽ càng không muốn mình để lộ ra yếu kém hoặc lỗi sai. Nó khiến con chỉ biết nhìn vào cái ngọn khi bố mẹ có tiền mà không biết trước đó để có như ngày nay thì khổ sở ra sao, thăng trầm của thất bại như thế nào. Để từ đó chúng nghiễm nhiên cho rằng mọi thứ sẽ cực kỳ dễ dàng nên sao phải cố gắng.
Sự cảm nhận đó mang đến sự ỉ lại, dựa dẫm, chủ quan để không đón đầu được những khó khăn, những vấn đề cần giải quyết… để rồi khi vấp phải thì chỉ biết kêu than, biện hộ, đổ lỗi và buông bỏ thay bằng giải quyết nó.
=> Tâm sự là kênh đi vào nhận thức các con tốt nhất vì nó phát triển sự thấu cảm, sự lắng nghe và bản lĩnh tâm lý của người luôn được trân trọng.
6. Lắng nghe những gì con gặp trong ngày để cùng con thảo luận, cảm nhận ứng dụng…
Chỉ biết một chiều hỏi con vài câu hỏi ăn gì, chơi gì, học như thế nào khiến con thấy thật nhàm chán mà chẳng muốn trả lời. Đặc biệt khi lớn lên rồi vẫn chỉ những câu hỏi đó nên nó giống như bị tra khảo nên rất ám ảnh và khó chịu.
Cha mẹ có thể chia sẻ những vấn đề của bản thân trong một ngày mà. Có điều làm được, có sai lầm, có niềm vui, có nỗi buồn, có các tình huống mình đã giải quyết… để con như một người bạn học cách lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra lời khuyên. Từ đó con cũng cởi mở chia sẻ các vấn đề của bản thân để có những lời khuyên tốt nhất từ cha mẹ.
=> Đừng thoái thác vì cho rằng việc của con thì tự biết mà giải quyết vì nó khiến con chệch hướng trong chính sự loay hoay, bế tắc…
7. Hỏi ý kiến con các vấn đề mình gặp để cùng con thảo luận cách giải từ đó dạy con giải quyết vấn đề, ra quyết định…
Không cho mình cái gì cũng biết tuốt, kể cả biết rồi cũng cho rằng mình chưa biết để hỏi ý kiến và thảo luận cùng con các vấn đề theo độ tuổi của con. Đó là cách dạy con luôn có nhu cầu học hỏi, tham khảo ý kiến và cùng con tư duy giải quyết vấn đề, ra quyết định tốt nhất.
Tại sao những đứa trẻ ngày nay ít lắng nghe cha mẹ, thậm chí luôn làm ngược mong muốn của bản thân và cha mẹ chúng. Bởi chúng luôn cho rằng bản thân không được tôn trọng, không được công nhận… nên càng cố quẫy để chứng minh hoặc cho bố mẹ thấy những gì chúng cho là họ đã sai.
8. Cùng con lập kế hoạch và mục tiêu cho ngày mai…
trong 10 điều cha mẹ cần cho con thì, người lớn trong một ngày làm việc phải có nhiệm vụ rõ ràng để từ đó có kế hoạch và mục tiêu thực hiện nó nhanh nhất, tốt nhất. Nhưng với con trẻ thì lúc cần sẽ sai bảo, lúc không cần thì cho chơi tự do. Không cho con biết bản thân con có nhiệm vụ cố định như thế nào, làm lúc nào… mà chỉ chung chung và khi chợt nhìn vào mà thấy không theo ý muốn là quát mắng con tại sao không làm… trong khi con không có khái niệm mình có phải làm không.
Không thể cứ ngồi đó và kêu than con tôi không có kế hoạch, không có mục tiêu phát triển bản thân. Con tôi cái gì cũng phải thúc giục, thậm chí quát mắng đủ kiểu nó cũng chẳng làm. Nó khiến bố mẹ phát điên lên, bất lực…
9. Cùng con gọi điện hỏi thăm một ai đó, bạn nào đó (1 lần/ 1 tuần)
Yêu thương phải xuất phát từ tâm thế biết quan tâm không chỉ trong gia đình mà với cả những người xung quanh trong đại gia đình, với bạn bè… Một cuộc gọi hỏi thăm giúp con thể hiện được cảm xúc, sự sẻ chia quan tâm, khả năng giao tiếp…
Có những cha mẹ sẽ luôn có thế mạnh trong vấn đề này. Nhưng không có nhiều người nghĩ đến để tạo cho con thói quen. Nó là sự lãng phí để lẽ ra con được học nó từ nhỏ thì lớn lên sẽ không đến mức nó chẳng bao giờ gọi hỏi thăm chính bố mẹ mình.
=> Hỏi thăm là sự phát triển giao lưu, thể hiện được cảm xúc tích cực một cách tự nhiên nhất mà con cần được nuôi dưỡng từ khi biết nói.
10. Động viên, khen ngợi, rút kinh nghiệm trong tạo động lực dán nhãn niềm tin con sẽ luôn mạnh mẽ và trách nhiệm cho ngày mai đây là điều cuối cùng của 10 điều cha mẹ cần cho con.
Ngày hôm nay công nhận, ngày hôm nay cùng con tìm cách giải quyết những gì con chưa làm được hoặc những sai lầm. Đồng thời cùng con lên dây cót để ngày mai chúng ta cùng quyết tâm thì không đứa trẻ nào trở nên lì, bướng, chống đối, đến đáng thương.
Mỗi ngày hôm trước tạo động lực và năng lượng cho ngày hôm sau là giúp con ghi nhớ các mục tiêu cần thay đổi và phát triển tốt hơn ngày hôm qua.
=> Đừng cho rằng nó không cần thiết hay làm gì có thời gian bởi nó là những bài học phát triển đáng giá nhất cho mỗi con trẻ.
Không thể ngồi đó và chờ con lớn hoặc bắt chúng tự phải lớn theo mong muốn hoặc sự đòi hỏi của cha mẹ. Muốn con ra sao hãy hành động thay bằng chỉ nói mà không làm gì hoặc phó thác.
Trả lời